Lợi khuẩn Bifidobacterium và vai trò với hệ tiêu hóa

Những nghiên cứu gần đây cho thấy tác động tích cực của lợi khuẩn Bifidobacterium với bệnh viêm ruột. Vậy lợi khuẩn bifidobacterium là gì, ăn lợi khuẩn có tốt không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đường ruột là nơi sinh sống của một hệ sinh thái vi khuẩn (gồm lợi khuẩn và hại khuẩn) đa dạng, phức tạp. Trong đó, các loại lợi khuẩn chiếm tỷ lệ và vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái này. Bằng việc ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, lợi khuẩn giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột trước tác nhân gây bệnh cũng như khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Men vi sinh là gì? Phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa - 1
Lợi khuẩn và hại khuẩn cùng tồn tại trong đường ruột tạo nên hệ sinh thái vi sinh đa dạng và phức tạp

Từ lâu, việc bổ sung lợi khuẩn được xem là chìa khóa giúp bảo vệ hệ thống đường ruột khỏe mạnh và đề kháng tốt. Trong đó, lợi khuẩn Bifidobacterium là một trong những loại lợi khuẩn được y học quan tâm hàng đầu hiện nay. Hãy cùng dược sĩ Omi Pharma tìm hiểu xem lợi khuẩn Bifidobacterium là gì? Cơ chế hoạt động cũng như những ứng dụng của chúng nhé!

1. Lợi khuẩn Bifidobacterium là gì?

Lợi khuẩn Bifidobacterium là vi khuẩn gram dương, thuộc loại hô hấp kỵ khí, chiếm tới 99,9% tổng số lợi khuẩn của ruột già. Tại đây, Bifidobacterium tạo ra axit lactic cũng như các axit béo chuỗi ngắn, giúp ức chế việc sản sinh các loại vi khuẩn có hại vốn hoạt động kém trong môi trường axit.

Về cơ chế hoạt động của lợi khuẩn Bifidobacterium: Khi vào ruột già, lợi khuẩn Bifidobacterium sẽ di chuyển tới vùng niêm mạc đang bị tổn thương và tạo màng nhầy bao phủ các tổn thương đó, đồng thời kích thích niêm mạc ruột sản xuất ra các kháng thể IgAs. Cụ thể, các kháng thể được tiết ra sẽ bám dính vào các kháng nguyên lạ bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, độc tố…và vô hiệu hóa chúng ngay tại chỗ. Kết quả là, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn và virus một cách hiệu quả nhất, bảo vệ đường ruột khỏe mạnh.

Lợi khuẩn Bifidobacterium là gì? Vai trò của Bifidobacterium với hệ tiêu hóa - 1
Lợi khuẩn Bifidobacterium là gì?  (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, cũng giống như các loại lợi khuẩn khác, lượng Bifidobacterium trong đường ruột không tồn tại vĩnh viễn mà có thể bị chết đi hoặc tiêu diệt. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Kumano Yoshimi “Super Science: Sức mạnh và cơ chế đáng kinh ngạc của vi khuẩn đường ruột, hiệu đính bởi Viện nghiên cứu C&R năm 2016, lợi khuẩn Bifidobacterium trong cơ thể sẽ giảm dần theo độ tuổi. Tức là khi tuổi càng cao, lượng lợi khuẩn Bifidobacterium giảm dần, đây là điều kiện bất lợi cho cơ thể và điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại tăng lên gây mất cân bằng đường ruột. Do đó, bổ sung đầy đủ lợi khuẩn Bifidobacterium là cách hiệu quả bảo vệ đường ruột cần thiết và kịp thời.

Xem ngay:  [TƯ VẤN] Bệnh viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

2. Vai trò của Bifidobacterium với hệ tiêu hóa

2.1. Loạn khuẩn đường ruột và các nguy cơ với sức khỏe

Đường ruột được ví như “bộ não thứ 2 của cơ thể” khi 70% miễn dịch của cơ thể nằm tại đây, trong đó có sự đóng góp vô cùng quan trọng của hệ sinh thái vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn có lợi. Một sự mất cân bằng trong hệ vi sinh này có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe con người. Cụ thể, y học thế giới đã cho thấy, loạn khuẩn đường ruột có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể, chẳng hạn như các nguy cơ:

  • Nguy cơ ung thư đại tràng
  • Nguy cơ bệnh tim và đái tháo đường;
  • Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm;
  • Nguy cơ béo phì;
  • Dị ứng;
  • Các vấn đề tâm lý như dễ bị căng thẳng, trầm cảm, lo âu…
  • Ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Lợi khuẩn Bifidobacterium là gì? Vai trò của Bifidobacterium với hệ tiêu hóa - 2
Loạn khuẩn đường ruột với các nguy cơ với sức khỏe

2.2. Vai trò của lợi khuẩn Bifidobacterium 

Có thể thấy, bổ sung đầy đủ lợi khuẩn Bifidobacterium trong đường ruột sẽ tạo nên “lá chắn thép” vững chắc bảo vệ hệ thống đường ruột cũng như tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Một số nghiên cứu trong năm 2011 cũng cho thấy chủng Bifidobacterium breve có nhiều lợi ích cho việc điều trị táo bón ở trẻ em. Hay chủng Bifidobacterium bifidum trong sữa chua có khả năng chữa lành vết loét do H.Pylori gây ra. Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng Bifidobacterium longum có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị bổ trợ cho các bệnh nhân bị viêm ruột.

Xem ngay:  Cách làm đẹp da mặt bằng mật ong? Cách dưỡng da bằng mật ong tại nhà

Do đó, bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium thông qua các loại thực phẩm, chế phẩm sinh học là chìa khóa vàng trong việc xây dựng hệ thống đường ruột khỏe mạnh.

Lợi khuẩn Bifidobacterium là gì? Vai trò của Bifidobacterium với hệ tiêu hóa - 3
Lợi khuẩn bifidobacterium ăn có tốt không?

3. Men vi sinh BB536 Bifidus – Bổ sung 5 tỷ lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa

Men vi sinh BB536 Bifidus là được phát triển dựa trên sự nghiên cứu thành công chủng Bifidobacterium longum BB536 bởi các chuyên gia hàng đầu tại Morinaga Nhật Bản. Sản phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn có lợi cho đường ruột, giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở những người gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa hoặc loạn khuẩn đường ruột sau khi sử dụng kháng sinh kéo dài, táo bón, tiêu chảy…

Men vi sinh với công thức đột phá, bổ sung tới 5 tỷ CFU lợi khuẩn Bifidobacterium longum BB536 được các chuyên gia đánh giá cao vì tính kháng axit, dễ dàng tồn tại trong môi trường dạ dày có độ pH thấp và phát huy được hiệu quả của mình. Lợi khuẩn Bifidobacterium longum BB536 còn hỗ trợ tổng hợp các vitamin như B, K1, K2… cũng như các enzyme kích thích tiêu hóa, làm tiền đề cho cơ thể khỏe mạnh, miễn dịch tốt. Sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nén hoặc dạng bột, tiện lợi, dễ sử dụng.

Hy vọng bài viết trên đã cũng cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ về Lợi khuẩn Bifidobacterium là gì cũng như vai trò, hoạt động của lợi khuẩn Bifidobacterium đối với cơ thể con người.