Sức khỏe

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?

Bài viết này giúp ba mẹ tìm hiểu tại sao phải dưỡng ẩm cho bé, có nên dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh không và gợi ý kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt. Ba mẹ cùng tham khảo để lựa chọn được kem dưỡng ẩm cho bé phù hợp nhé.

1. Tại sao phải dưỡng ẩm cho bé?

Ngay từ khi sinh ra, làn da mỏng manh của trẻ rất mềm mịn nên nhiều ba mẹ cho rằng da bé đã có đủ độ ẩm, không cần phải dưỡng ẩm nữa. Thực tế, điều này có được là do 80% cơ thể của con trẻ là nước cộng với việc da của trẻ khá mỏng nên ba mẹ sẽ thấy da bé luôn căng mịn. Tuy nhiên, ở độ tuổi sơ sinh, hệ bài tiết qua da của bé chưa hoàn thiện nên da rất dễ mất nước và không tự cân bằng độ pH được.

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?
Da bé sơ sinh có cần dưỡng ẩm không?

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch da của trẻ còn rất yếu nên các con dễ mắc các bệnh về da như rôm sảy, hăm tã, chàm khô, viêm da tiết bã. Làn da mỏng manh của con không chống chịu được khi gặp các tác nhân gây dị ứng nên da con hay bị nổi đỏ, mẩn ngứa. Vào mùa đông, tình trạng da khô và bong tróc càng khiến trẻ khó chịu hơn. Con thường xuyên ngứa ngáy và đau rát da nên bé rất dễ quấy khóc.

Có nhiều cách để cấp ẩm cho trẻ sơ sinh mà ba mẹ nên biết như:

  • Cho bé bú sữa và uống đủ nước mỗi ngày
  • Sử dụng sữa tắm dưỡng ẩm cho bé
  • Dùng kem dưỡng ẩm da cho trẻ sơ sinh
  • Massage da với dầu dưỡng để giữ ẩm lâu hơn

2. Có nên dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh không?

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?-1
Trẻ sơ sinh dùng kem dưỡng ẩm được không?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng da của trẻ em mất độ ẩm nhanh gấp 5 lần so với da của người lớn. Vì thế ba mẹ cần sử dụng kem dưỡng ẩm để duy trì và bổ sung độ ẩm cho da bé. Kem dưỡng ẩm giúp lượng nước và độ ẩm dưới da không bị bay hơi. Ba mẹ nên dưỡng ẩm cho bé ngay sau khi tắm hoặc sau khi tiếp xúc với nước, tới những nơi có nhiệt độ cao. Khi thoa kem dưỡng ẩm cho bé, cha mẹ hãy cho kem ra lòng bàn tay, xoa nhẹ cho kem ấm lên rồi áp lên da bé và massage nhẹ nhàng.

3. Tổng hợp review kem dưỡng ẩm cho bé loại nào tốt

Các sản phẩm kem dưỡng ẩm cho bé vô cùng đa dạng nên với ba mẹ rất bối rối khi phải lựa chọn kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh. Sau đây là các loại kem dưỡng da cho bé được nhiều ba mẹ tin dùng và nhận được các đánh giá tốt của chuyên gia. Ba mẹ cùng tham khảo kem dưỡng ẩm cho bé loại nào tốt nhé.

3.1. Kem dưỡng da cho trẻ sơ sinh To-Plan Okosama Cream

Kem dưỡng ẩm cho bé loại nào tốt? Gợi ý cho ba mẹ sản phẩm kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh đến từ Nhật Bản To-Plan Okosama. Sản phẩm rất được ưa chuộng tại Nhật và liên tục xếp top các loại kem dưỡng ẩm da cho em bé tốt nhất. Kem dưỡng Okosama được mệnh danh là kem nẻ em bé số 1, giúp cải thiện làn da khô nứt, bong tróc ở trẻ nhỏ cực hiệu quả.

Kem dưỡng ẩm chống nứt nẻ da cho bé To Plan Okosama có chứa thành phần Lipidure với khả năng giữ nước cao gấp đôi so với Hyaluronic Acid, tạo lớp màng chống thấm nước trên bề mặt da, giúp duy trì độ ẩm trên da ngay cả khi rửa bằng nước.

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?-2
Kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?

Thành phần Ceramide 1, 3 và 6-II kết hợp với nhau khôi phục và củng cố hàng rào bảo vệ da, tăng hiệu quả dưỡng ẩm thẩm thấu và ngăn ngừa dị ứng. Thành phần Collagen chiết xuất từ da cá kích thước siêu nhỏ, thẩm thấu nhanh vượt trội hơn so với collagen chiết xuất từ bì động vật, có tác dụng tăng khả năng giữ nước cho lớp trung bì của da.

3.2. Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh Johnson’s Baby

Kem dưỡng ẩm Johnson’s Baby được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn vì giá thành rẻ và sản phẩm cũng khá phổ biến, dễ tìm mua trong các siêu thị, cửa hàng mẹ & bé. Thành phần chính của kem dưỡng ẩm cho bé Johnson’s Baby chiết xuất từ mầm gạo và sữa tươi nên rất giàu vitamin E, vitamin B, tăng độ ẩm cao cho da mà không gây bí da, giúp da bé luôn mềm mại.

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?-3

3.3. Lotion cho bé Cetaphil

Cetephil là thương hiệu chăm sóc da liễu uy tín của châu Âu, các sản phẩm của Cetaphil rất được ưa chuộng nhờ tính an toàn và dịu nhẹ với cả làn da nhạy cảm. Sữa dưỡng ẩm Cetaphil được chiết xuất từ những thành phần có tác dụng dưỡng ẩm chuyên biệt như Glycerin, Panthenol, vitamin E, chiết xuất quả bơ. Sản phẩm có kết cấu lỏng, dễ thấm vào da, không chứa hương liệu, không paraben, không cồn nên không gây kích ứng da.

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?-4
Kem dưỡng da cho trẻ sơ sinh nào tốt?

3.3. Kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm Dexeryl

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?-5

Kem dưỡng ẩm cho bé Dexeryl của Pháp cực kỳ quen thuộc với các mẹ bỉm sữa. Sản phẩm được biết đến với công dụng dưỡng ẩm sâu, trị nẻ và hỗ trợ cải thiện các vấn đề về da như chàm da, eczema rất hiệu quả. Thành phần chính của kem dưỡng ẩm Dexeryl là vaselina, glicerol. Kem thấm vào da nhanh chóng, không có màu, không mùi, không nhờn dính da.

3.4. Kem dưỡng ẩm da mặt cho trẻ sơ sinh Aveeno Baby

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?-6

Aveeno Baby là sản phẩm kem dưỡng ẩm cho bé đến từ Mỹ. Ngoài kem dưỡng thì hãng cũng rất nổi tiếng với các sản phẩm chăm sóc da cho bé như sữa tắm và kem chống nắng. Thành phần chính của kem dưỡng ẩm Aveeno Baby là bột yến mạch có nguồn gốc từ tự nhiên, giúp duy trì độ ẩm cho da và cân bằng độ pH, giúp hồi phục làn da khô nứt nẻ cho bé nhanh chóng.

3.5. Kem dưỡng ẩm da mặt cho bé Mustela Hydra Bébé

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?-7

Kem dưỡng ẩm Mustela Hydra Bébé được chiết xuất từ thành phần tinh dầu hoa quả, dầu hướng dương, vitamin E, dầu hạnh nhân, bơ hạt mỡ,…Các thành phần giàu chất dưỡng ẩm và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho da của bé. Công thức kem dưỡng ẩm thẩm thấu vào da rất nhanh, không nhờn rít, giúp da bé mịn màng, mềm mại ngay lập tức. Sản phẩm không chứa Paraben, Phthalate và Phenoxyethanol, đã được kiểm nghiệm da liễu và nhi khoa.

[HỎI ĐÁP] Sâu răng không nhổ có sao không? Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?

Sâu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến ở mọi lứa tuổi nhưng rất nhiều người băn khoăn sâu răng không nhổ có sao không vì ai cũng ngại chuyện nhổ răng. 

1. Sâu răng có bị lan không?

Sâu răng là tình trạng vi khuẩn hình thành trên mảng máng và lỗ nhỏ trên răng tích tụ gây tổn thương mô cứng, phá hoại cấu trúc răng. Sâu răng thường gặp nhất ở độ tuổi trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi. Sâu răng hoàn toàn có thể lây từ răng này sang răng khác. Sâu răng lây lan còn do yếu tố men răng yếu di truyền từ ông bà, cha mẹ sang con cháu.

[HỎI ĐÁP] Sâu răng không nhổ có sao không? Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?
Sâu răng có lây lan ra răng khác không?

Trường hợp răng không bị sâu mà đau có thể là do men răng yếu, khi ăn đồ lạnh hoặc đồ nóng sẽ khiến các dây thần kinh nhạy cảm gây ê buốt răng. Ngoài ra, cũng có nhiều người răng không hề sâu nhưng vẫn có cảm giác đau là do đau răng khôn, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe xương ổ răng, thiếu canxi. Vậy sâu răng có nên nhổ không?

2. Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?

Để trả lời cho câu hỏi răng số 8 bị sâu có nên nhổ không, trước tiên bạn cần biết răng số 8 là gì và răng số 8 mọc ở đâu. Răng số 8 hay còn được gọi là răng khôn mọc ở vị trí cuối cùng của hàm. Xét về thời gian, răng số 8 là răng mọc muộn nhất vì nó chỉ xuất hiện vào giai đoạn 17-25 tuổi. Vì vị trí mọc khá sâu nên việc vệ sinh răng số 8 sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các răng còn lại.

Các vụn thức ăn dư thừa dễ bị bám lại và mắc kẹt tại vị trí răng số 8, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây sâu răng phát triển mạnh mẽ. Trường hợp răng khôn chưa mọc hết hoặc mọc lệch, mọc chéo sang răng bên cạnh vừa gây ra cảm giác đau đớn lâu ngày, vừa tăng nguy cơ nhiễm trùng răng và sâu răng do vi khuẩn tích tụ dài ngày.

[HỎI ĐÁP] Sâu răng không nhổ có sao không? Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?-1
Sâu răng số 8 có cần nhổ không?

Vậy có nên nhổ hết răng số 8 không? Không nhổ răng số 8 có sao không? Nếu may mắn, răng số 8 của bạn mọc thẳng thì kể cả bị sâu cũng không đáng lo ngại. Bạn không nhất thiết phải nhổ răng số 8 trong trường hợp này. Tuy nhiên, nếu răng số 8 mọc lệch thì bạn nên cân nhắc về việc loại bỏ chiếc răng này đi để tránh vi khuẩn gây sâu răng lan sang răng số 7.

Lưu ý, sâu răng hàm trên có nên nhổ hay răng số 8 sâu có nên nhổ không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi của bạn. Bác sĩ khuyến cáo không nên nhổ răng khôn trong các trường hợp như đang bị ốm, phụ nữ đang có thai, phụ nữ đang có kinh nguyệt.

Ngoài ra, với những ai ở độ tuổi từ 35 trở lên, khung xương đã cứng nên việc nhổ răng sẽ khó khăn hơn, thời gian lấp đầy lỗ sau khi nhổ răng khôn lâu hơn, thời gian điều trị biến chứng sau nhổ răng (nếu có) cũng kéo dài.

Do vậy, với những bạn đang băn khoăn răng số 8 bị sâu có nên nhổ, sâu răng hàm có nên nhổ không hãy tới địa chỉ nha khoa uy tín gần nhất để chụp Xquang cho răng và làm theo chỉ dẫn của nha sĩ nhé. Nhổ răng hàm sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới dây thần kinh nên bạn hãy xem xét thật kỹ có nên quyết định nhổ răng khôn bị sâu hay không.

3. Sâu răng không nhổ có sao không?

Răng sâu không nhổ hay nhổ tùy thuộc tình trạng răng của mỗi người. Có các trường hợp sâu răng nhẹ thì không cần nhổ bỏ. Nha sĩ sẽ giúp bạn trám răng hay hàn răng để bịt lỗ sâu lại, ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục tích tụ bên trong hốc răng. Do vậy, để trả lời được câu hỏi sâu răng không nhổ có sao không thì trước tiên bạn cần tới gặp nha sĩ để được đánh giá về mức độ răng sâu.

[HỎI ĐÁP] Sâu răng không nhổ có sao không? Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?-2
Răng sâu không nhổ có sao không?

Răng sâu lâu ngày không nhổ kết hợp với việc vệ sinh răng miệng kém sẽ dẫn tới các biến chứng như viêm tủy răng, vỡ thân răng, viêm xương hàm. Răng sâu vào tủy sẽ dẫn tới viêm lợi chân răng hay áp xe chóp răng, kèm theo đó là cảm giác đau nhức, ê buốt răng thường xuyên và gây sưng mặt nhiều ngày, lâu dần có thể mất răng.

4. Sâu răng không nhổ phải làm sao?

Với các trường hợp răng sâu nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà để hạn chế ổ sâu lan rộng. Đơn giản là sau mỗi bữa ăn, trước khi đánh răng, bạn hãy vệ sinh răng miệng bằng tăm chỉ hoặc tăm silicone. Đừng quên sử dụng nước súc miệng nữa nhé. Bạn có thể súc miệng với nước muối loãng hoặc sử dụng nước súc miệng có chứa chất kháng sinh nếu đang bị viêm lợi.

Trẻ em là đối tượng dễ bị sâu răng nhất nên cha mẹ hãy giúp con bảo vệ hàm răng xinh chắc khỏe từ sớm với bộ sản phẩm gồm nước súc miệng và gel bôi chống sâu răng Mondahmin Nhật Bản. Thành phần của nước súc miệng Mondahmin có chứa chất Chloride và Xylitol giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng và ngừa sâu răng nhanh chóng chỉ sau 30s.

[HỎI ĐÁP] Sâu răng không nhổ có sao không? Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?-4
Bộ sản phẩm nước súc miệng và gel bôi chống sâu răng cho trẻ em Mondahmin

Đặc biệt, thành phần Chloride còn có khả năng loại bỏ tới 99.9% virus corona trong họng, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong nước súc miệng Mondahmin cho bé còn có thêm thành phần cam thảo giúp chống viêm, bảo vệ nướu và hỗ trợ loại bỏ mảng bám hiệu quả. Gel bôi chống sâu răng có thành phần Fluor giúp men răng chắc khỏe hơn, giảm nguy cơ sâu răng ở trẻ em.

[TƯ VẤN] Bầu nhổ răng được không? Bà bầu bị sâu răng có hàn được không?

Tình trạng sâu răng khi mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu mà còn tác động tới quá trình phát triển của thai nhi. Dược sĩ Omi Pharma sẽ giúp mẹ tìm hiểu bà bầu bị sâu răng có hàn được không, bầu nhổ răng được không, mẹ bầu bị sâu răng phải làm sao. Các mẹ cùng tham khảo để biết cách chữa sâu răng cho bà bầu nhé.

1. Nguyên nhân sâu răng ở bà bầu

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sâu răng ở bà bầu trong giai đoạn mang thai như thay đổi nội tiết tố, thói quen ăn uống, vấn đề vệ sinh răng miệng. Cụ thể, sự thay đổi về hormone estrogen và progesterone sẽ khiến mẹ dễ bị viêm lợi và tăng sự tích tụ của chất vôi trên bề mặt răng khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng, từ đó dẫn tới mẹ bầu bị sâu răng.

Ngoài ra, khi mang thai mẹ thường ăn nhiều bữa trong một ngày hơn so với bình thường nên luôn có axit tồn tại, tăng nguy bào mòn men răng. Đặc biệt, trong giai đoạn ốm nghén, rất nhiều mẹ gặp khó khăn trong việc vệ sinh các răng hàm ở phía trong vì cứ mỗi lần đánh răng hoặc há miệng lớn sẽ luôn có cảm giác buồn nôn. Do đó rất nhiều mẹ bầu bị sâu răng số 8.

[TƯ VẤN] Bầu nhổ răng được không? Bà bầu bị sâu răng có hàn được không?
Vì sao mẹ bầu dễ bị sâu răng?

Hormone nữ tăng cao cũng là nguyên nhân khiến các mẹ bầu dễ bị viêm lợi, mắc bệnh nha chu. Cùng với đó là tình trạng ê răng khi mang thai làm cho mẹ bầu càng khó chịu, khó ăn uống được bình thường. Bà bầu bị sâu răng khôn nếu để lâu không điều trị có thể lan ra các răng xung quanh và tiến triển thành viêm tủy răng, áp xe răng.

Bà bầu bị sâu răng có ảnh hưởng gì không? Mẹ bầu bị đau răng sâu là do vi khuẩn phát triển quá mức. Thậm chí đám vi khuẩn này còn có thể thông qua nướu thâm nhập vào máu và di chuyển tới tử cung. Chúng có khả năng sản xuất một chất gây co thắt tử cung và dẫn đến sinh non.

2. Bà bầu bị sâu răng có hàn được không?

Mẹ bầu bị sâu răng phải làm sao? Để đảm bảo an toàn, mẹ nên trực tiếp tới các nha khoa uy tín. Tại đây nha sĩ sẽ xem xét tình trạng và mức độ sâu răng của mẹ bầu và đưa ra hướng xử lý phù hợp. Mẹ bầu không nên tự ý áp dụng các cách điều trị sâu răng bằng phương pháp dân gian vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nếu thực hiện sai.

Vậy bà bầu có hàn răng được không? Hàn răng (trám răng) là phương pháp dùng vật liệu nha khoa để lấp đầy các khoảng trống của răng. Mục đích của việc hàn răng là khôi phục răng đã hư hỏng do sâu răng, bảo vệ bề mặt răng, ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ.

[TƯ VẤN] Bầu nhổ răng được không? Bà bầu bị sâu răng có hàn được không?-1
Bầu có nên trám răng không?

Tuy nhiên việc mẹ bầu có nên hàn răng hay không còn phụ thuộc vào tuổi thai. Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu được khuyến cáo không nên hàn răng. Nguyên nhân là do 3 tháng đầu cơ thể người mẹ mới mang thai, mẹ dễ ốm nghén, buồn nôn, nôn khan liên tục nên việc trám răng sẽ rất khó khăn. Trong 3 tháng cuối, thai nhi đã tương đối lớn nên mẹ cũng cần giữ ổn định, nên hạn chế các thủ thuật nha khoa.Thời điểm lý tưởng cho việc hàn răng cho mẹ bầu là 3 tháng giữa thai kỳ, từ tuần 14-27.

3. Bà bầu đau răng sâu phải làm sao?

Chắc hẳn rất nhiều mẹ thắc mắc có bầu bị sâu răng phải làm sao? Chữa sâu răng cho bà bầu thế nào? Vệ sinh răng miệng thường xuyên trong thời gian mang thai sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu và sâu răng. Mỗi ngày, mẹ cần đánh răng ít nhất 2 lần và súc miệng với nước muối ấm pha loãng. Việc này giúp loại bỏ các mảng bám và ngăn ngừa viêm nướu rất hiệu quả. Khi phát hiện răng bị sâu, mẹ bầu nên tới nha khoa để bác sĩ kịp thời xử lý.

[TƯ VẤN] Bầu nhổ răng được không? Bà bầu bị sâu răng có hàn được không?-2
Bị sâu răng mẹ bầu nhổ răng được không?

Ngoài ra, trong dân gian cũng lưu truyền các cách trị sâu răng cho bà bầu bằng muối, tỏi, lá lốt hay củ gừng tươi. Tuy nhiên các cách này không phải mẹ nào cũng có thể áp dụng, hiệu quả không triệt để và chỉ thích hợp với các trường hợp sâu răng nhẹ. Nếu mẹ bầu sâu răng khôn thì khó có thể khỏi được.

Bà bầu bị sâu răng nên làm gì? Sau khi ăn, mẹ nên súc miệng hoặc dùng tăm nước, chỉ nha khoa để vệ sinh răng. Khi đánh răng, mẹ nên ưu tiên chọn các loại bàn chải lông mềm, đánh nhẹ tay để tránh làm chảy máu nướu. Dược sĩ Omi giới thiệu với mẹ tăm silicone giúp loại sạch các mảng bám, vụn thức ăn mắc trong kẽ răng, kể cả răng hàm phía sâu bên trong cũng có thể xử lý được.

Tăm silicone Nhật Bản cực kỳ mềm, không làm tổn thương nướu, không gây chảy máu chân răng lại có thêm thành phần bạc giúp kháng khuẩn nhanh chóng. Mẹ nên kết hợp dùng tăm silicone với chải răng thường xuyên để ngừa sâu răng khi mang thai.

4. Bà bầu nhổ răng được không?

Bầu có được nhổ răng sâu không? Bà bầu nhổ răng sâu có sao không? Trong quá trình mang thai, tốt nhất không nên có sự can thiệp nào liên quan tới răng miệng. Trừ trường hợp khẩn cấp bắt buộc mẹ bầu phải nhổ răng hoặc điều trị sâu răng thì mới nên làm.

Vậy bầu có nhổ răng sâu được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên các trường hợp răng sâu nặng khi mang bầu sẽ được bác sĩ chỉ định trám tạm thời thay vì nhổ răng. Trường hợp răng sâu nhẹ thì mẹ không nên quá lo lắng, chú ý vệ sinh răng miệng thật tốt sau khi ăn là được.

Bầu làm răng được không? Nếu mẹ vẫn có ý định can thiệp thủ thuật cho răng thì tốt nhất chỉ nên thực hiện khi thai nhi đã bước sang tháng thứ 4 trở đi hoặc 3 tháng trước khi sinh. Còn ngoài khoảng thời gian này, mẹ bầu không nên đi nhổ răng, trám răng hay làm răng thẩm mỹ.

[TƯ VẤN] Bệnh viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị viêm nha chu. Bệnh viêm nha chu ở trẻ em cần được điều trị sớm. Bài viết giúp ba mẹ nhận biết dấu hiệu viêm nha chu ở trẻ em và cách phòng ngừa cũng như phương pháp điều trị viêm nha chu ở trẻ nhỏ.

1. Bệnh viêm nha chu ở trẻ em là gì?

Nướu lợi, dây chằng, xương ổ răng là các tổ chức mô xung quanh chân răng được gọi chung là nha chu. Viêm nha chu chủ yếu chỉ xảy ra ở phần mô mềm, cụ thể là nướu lợi. Nhưng nếu tình trạng viêm nha chu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới xương ổ răng và khung xương hàm. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu viêm nha chu từ sớm là cực kỳ quan trọng.

Đặc biệt, tình trạng viêm nha chu ở trẻ em xảy ra khá phổ biến vì con trẻ còn nhỏ chưa tự ý thức được việc chăm sóc răng miệng. Vì vậy, cha mẹ cần dành nhiều thời gian để hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Ba mẹ cũng cần theo dõi thường xuyên xem con có bất kỳ dấu hiệu viêm nha chu hay sâu răng nào không.

[TƯ VẤN] Bệnh viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh viêm nha chu ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng viêm nha chu thường gặp ở trẻ em là:

  • Nướu sưng tấy, có màu đỏ
  • Trẻ hay bị chảy máu nướu mỗi khi đánh răng hay ăn uống
  • Có cảm giác nhức nướu, ngứa lợi, ê răng
  • Hơi thở của bé có mùi hôi khó chịu
  • Con gặp khó khăn trong việc nhai, cắn đồ ăn
  • Răng lung lay, phần nướu phình to giữa các kẽ răng
  • Hình thành túi mủ giữa răng và nướu
  • Nướu dần tụt xuống, không bám vào chân răng, làm lộ chân răng

2. Nguyên nhân viêm nha chu ở trẻ em

Bệnh viêm nha chu ở trẻ em bắt nguồn từ thói quen và sở thích ăn uống của trẻ. Các con rất thích ăn đồ ngọt và uống các loại đồ uống có ga. Đây đều là những loại thực phẩm gây hại cho răng vì chúng chứa nhiều đường và axit – thủ phạm hàng đầu khiến cho men răng bị bào mòn và dễ tổn thương.

[TƯ VẤN] Bệnh viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị-1
Vì sao trẻ em dễ bị viêm nha chu?

Thêm vào đó, trẻ chưa có ý thức và chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng, chưa hình thành thói quen đánh răng hay súc miệng sau mỗi bữa ăn. Chính điều này đã khiến cho các mảng bám thức ăn lưu lại lâu hơn trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng gây sâu răng.

Sức đề kháng của trẻ còn non nớt nên răng và nướu của con rất dễ gặp phải sự tấn công của vi khuẩn. Vì răng trẻ con quá nhỏ và mềm nên việc lấy cao răng cho con không đơn giản. Cao răng lâu ngày bám ở chân răng cũng khiến cho trẻ dễ bị viêm nướu.

3. Viêm nha chu ở trẻ em có nguy hiểm không? 

Bệnh viêm nha chu ở trẻ em phát triển theo 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Các mảng bám và cao răng xuất hiện trên bề mặt răng. Vi khuẩn trong cao răng có khả năng tiết ra một loại độc tố gây kích ứng nướu, khiến cho nướu sưng đỏ

Giai đoạn 2: Nướu bị viêm có màu đỏ thẫm hoặc tím, nướu dễ chảy máu khi cắn đồ ăn, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa

Giai đoạn 3: Túi nha chu hình thành, nướu bị viêm bắt đầu sưng phồng lên, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Giai đoạn 4: Viêm nha chu nặng, răng dần lung lay, xô lệch

[TƯ VẤN] Bệnh viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị-2
Viêm nha chu ở trẻ em kéo dài nguy hiểm ra sao?

Hậu quả trước mắt có thể thấy khi trẻ bị viêm nha chu là nướu của bé nhạy cảm hơn nên việc ăn uống của con cũng bị ảnh hưởng. Đối với trẻ đang ở độ tuổi thay răng, viêm nha chu sẽ làm răng con lung lay hoặc rụng răng sớm. Việc răng sữa biến mất quá sớm, chưa kịp định hình thì răng vĩnh viễn sẽ có nguy cơ bị mọc lệch.

Với trẻ đã mọc răng vĩnh viễn, tình trạng viêm nha chu kéo dài sẽ khiến răng con yếu đi, trường hợp răng bị rụng sẽ không có răng nào mọc lại thay thế nữa. Chưa kể xương hàm cũng tiêu biến, khiến trẻ nhai lệch một bên dẫn tới mặt lệch, mất cân đối.

4. Cách điều trị viêm nha chu ở trẻ em

Trước tiên, để phòng và giảm bớt nguy cơ viêm nha chu ở trẻ em tiến triển nặng hơn, tốt nhất ba mẹ hãy hướng dẫn con vệ sinh răng miệng đúng cách sau mỗi bữa ăn. Bé rất ưa đồ ngọt và thơm nên ba mẹ có thể cho con dùng các loại kem đánh răng và nước súc miệng có hương vị quen thuộc như trái cây để con cảm thấy hứng thú với việc chăm sóc răng miệng hàng ngày.

Gợi ý ba mẹ sản phẩm nước súc miệng Mondahmin hương dâu và hương nho cho trẻ từ 3-5 tuổi và trẻ từ 6-15 tuổi. Nước súc miệng Mondahmin có thành phần chính là Chloride với khả năng diệt khuẩn tới 99.9% chỉ sau 30s. Các mảng bám quanh răng nhanh chóng được loại bỏ cùng với vi khuẩn, giúp khoang miệng bé sạch sẽ và thơm mát.

Thành phần Xylitol có tác dụng bảo vệ men răng, hỗ trợ tái tạo men răng cho răng bé chắc khỏe hơn. Thành phần chiết xuất cam thảo giúp bé chống viêm nướu rất tốt. Ba mẹ có thể cho bé dùng thêm gel bôi chống sâu răng với thành phần chính là Flour giúp chống lại axit từ mảng bám và vi khuẩn có trong khoang miệng của con.

[TƯ VẤN] Bệnh viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị-4
Phòng viêm nha chu ở trẻ em bằng cách cho bé khám răng định kỳ

Ba mẹ đừng quên cho bé khám răng định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở nha khoa uy tín nhé. Khi phát hiện bé có các dấu hiệu viêm nha chu, cha mẹ nên cho con gặp nha sĩ sớm để có biện pháp điều trị thích hợp. Trường hợp viêm nha chu nhẹ, nha sĩ sẽ lấy cao răng và kê đơn thuốc cho bé. Trường hợp viêm nha chu nặng có thể phải nhổ răng hoặc thực hiện phẫu thuật để loại bỏ túi mủ ở nướu.

[HỎI ĐÁP] Viêm nha chu bao lâu thì khỏi? Viêm nha chu phải làm sao?

Bất kể ai cũng có nguy cơ bị viêm nha chu, dù là trẻ em hay người lớn. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu, giải đáp cho bạn viêm nha chu bao lâu thì khỏi, viêm nha chu có chữa được không, bị viêm nha chu phải làm sao.

1. Bệnh viêm nha chu có nguy hiểm không?

Viêm nha chu trước hết là tình trạng viêm nhiễm phần mô mềm quanh răng, bệnh có thể ảnh hưởng tới cả xương ổ răng nếu không được điều trị dứt điểm từ sớm. Nguyên nhân chính của bệnh viêm nha chu là do vi khuẩn hình thành trên mảng bám răng. Vi khuẩn tiết ra axit gây ăn mòn men răng, phá hủy răng và nướu. Các mảng bám này bám rất chắc vào chân răng, lâu ngày sẽ tạo thành vôi răng cứng và có mùi hôi.

[HỎI ĐÁP] Viêm nha chu bao lâu thì khỏi? Viêm nha chu phải làm sao?
Vi khuẩn trên mảng bám là nguyên nhân gây viêm nha chu

Để trả lời cho câu hỏi viêm nha chu có nguy hiểm không, trước tiên bạn cần nhận biết các dấu hiệu bị viêm nha chu là gì:

  • Nướu đỏ thẫm, sưng tấy kèm theo cảm giác ngứa và đau
  • Chân răng thường bị chảy máu khi ăn uống hoặc đánh răng
  • Có túi nha chu ở dưới chân răng
  • Tụt nướu, chân răng lộ ra nhiều
  • Hơi thở có mùi hôi nặng
  • Chân răng lung lay
  • Cảm giác răng ê buốt khi ăn đồ nóng/lạnh
[HỎI ĐÁP] Viêm nha chu bao lâu thì khỏi? Viêm nha chu phải làm sao?-1
Các giai đoạn viêm nha chu

Viêm nha chu nếu kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách sẽ giảm nguy cơ phá hủy mô nâng đỡ răng, đồng thời tránh làm tiêu xương ổ răng, không bị lệch răng hay mất răng. Viêm nha chu còn gây hôi miệng khiến nhiều người ngại giao tiếp nên cần xử lý triệt để càng sớm càng tốt.

Viêm nha chu có lây không? Theo các chuyên gia, bệnh viêm nha chu có thể lây qua đường nước bọt khi ăn uống chung. Vi khuẩn gây viêm nha chu sẽ theo nước bọt truyền từ người này qua người khác một cách dễ dàng. Do đó, nếu trong gia đình có bất cứ ai có dấu hiệu viêm nha chu thì cần phải điều trị ngay để tránh ảnh hưởng tới những thành viên khác.

2. Viêm nha chu có chữa được không?

Bệnh nha chu có chữa được không? Câu trả lời là có. Không những chữa được mà bệnh viêm nha chu còn có thể chữa khỏi. Thông thường với các bệnh nhân bị viêm nha chu, nha sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc và cạo vôi răng để làm sạch nướu, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Tuy nhiên bệnh viêm nha chu vẫn có khả năng tái phát nếu việc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo. Sau khi điều trị viêm nha chu, bạn vẫn cần đi tái khám định kỳ 6 tháng/lần để loại bỏ vôi răng mới.

3. Viêm nha chu bao lâu thì khỏi? 

Điều trị nha chu mất bao lâu hay viêm nha chu bao lâu thì khỏi là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Trước hết, bạn phải biết rằng viêm nha chu không bao giờ có thể tự khỏi nếu bạn chỉ đánh răng như bình thường. Bởi khi này các mảng bám trên răng đã bám cứng lại với nhau tạo thành vôi răng xung quanh chân răng. Vôi răng không thể tự rụng ra khỏi răng chỉ bằng cách đánh răng và súc miệng hàng ngày. Bạn sẽ cần tới nha khoa với sự trợ giúp của máy móc để loại bỏ chúng.

[HỎI ĐÁP] Viêm nha chu bao lâu thì khỏi? Viêm nha chu phải làm sao?-2
Bị viêm nha chu bao lâu thì khỏi hẳn?

Trường hợp viêm nha chu nặng, có túi nha chu kèm mủ thì bạn còn phải làm tiểu phẫu để loại bỏ túi nha chu nếu không muốn mất răng. Do đó viêm nha chu bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào việc khi nào bạn phát hiện ra các triệu chứng viêm nha chu và có quyết định điều trị luôn hay không.

4. Bị viêm nha chu phải làm sao?

Viêm nha chu chữa thế nào? Điều trị viêm nha chu bao nhiêu tiền? Về thời gian điều trị cũng như chi phí chữa viêm nha chu sẽ phụ thuộc vào giai đoạn cũng như mức độ viêm của mỗi bệnh nhân. Bạn sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí hơn nếu phát hiện sớm.

Viêm nha chu có thể điều trị bằng thuốc. Bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc hỗ trợ điều trị viêm nha chu như gel giảm đau, chống viêm, viên ngậm chống nhiễm khuẩn, kháng sinh. Bạn cũng nên cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch chân răng và giúp nướu khỏe mạnh hơn

[HỎI ĐÁP] Viêm nha chu bao lâu thì khỏi? Viêm nha chu phải làm sao?-3
Viêm nha chu làm sao hết?

Trường hợp bị viêm nha chu nặng, đã hình thành các túi nha chu thì bệnh nhân sẽ được chỉ định trám  để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào chân răng cũng như tủy răng. Trường hợp viêm cấp, không thể bảo tồn răng được nữa thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng và hỗ trợ phục hình răng bằng phương pháp cấy implant hoặc lắp răng sứ thay thế.

Bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp điều trị viêm nha chu tại nhà bằng phương pháp dân gian. Ưu điểm của cách chữa viêm nha chu này là rẻ, dễ thực hiện nhưng hiệu quả thường không triệt để và chỉ thích hợp với những ai viêm nha chu nhẹ (giai đoạn đầu) mà thôi.

Trẻ em bị viêm nha chu phải làm sao? Tình trạng viêm nha chu ở trẻ em khá cao nên ba mẹ cũng cần chú ý quan sát và nhắc nhở con vệ sinh răng miệng thường xuyên. Trẻ nhỏ bị viêm nha chu thường chậm phát triển do con chán ăn, ăn không ngon miệng, không muốn ăn. Do đó, cha mẹ nên tập cho con thói quen chăm sóc răng miệng từ sớm, trước khi con bước vào giai đoạn mọc răng vĩnh viễn.

Dược sĩ gợi ý ba mẹ bộ sản phẩm nước súc miệng và gel bôi chống sâu răng Mondahmin của Nhật Bản với thành phần chính gồm Chloride, Xylitol, chiết xuất cam thảo và Flour. Các chất này có tác dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa mảng bám, giảm nguy cơ viêm nhiễm nướu lợi và giúp tăng khoáng, bảo vệ men răng bé tốt hơn.

Bộ sản phẩm vệ sinh răng miệng Mondahmin có 2 dòng cho trẻ em từ 3-5 tuổi và cho trẻ từ 6-15 tuổi. Nước súc miệng và gel bôi chống sâu răng có hương vị trái cây thơm dịu, giúp con cảm thấy hứng thú hơn khi chăm sóc răng miệng mỗi ngày sau bữa ăn. Đây là sản phẩm được các bà mẹ Nhật Bản tin dùng và được nha sĩ khuyến khích sử dụng.

Người bị Covid khi nào xông hơi? Hướng dẫn xông mũi trị COVID

Xông hơi được xem là phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị COVID hiệu quả, ít tốn kém hiện nay. Tuy nhiên, người bị COVID khi nào xông hơi? Xông COVID bằng gì? Xông COVID bao lâu thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết này sẽ giải đáp cũng như hướng dẫn chi tiết cho bạn cách xông mũi trị COVID đúng cách, an toàn. 

I. Lợi ích xông hơi – Người bệnh covid-19 có nên xông hơi

Xông hơi là cách dùng nhiệt kết hợp với các loại lá, thảo dược hoặc tinh dầu… tạo ra hơi nóng làm giãn nở các mạch máu dưới da, kích thích lưu thông khí huyết, thúc đẩy tiết mồ hôi để loại bỏ độc tố, các nguyên nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Xông hơi được sử dụng nhiều trong các trường hợp giải cảm, hạ sốt, các bệnh mũi họng, giảm đau, làm đẹp. Đây là biện pháp giải độc tự nhiên đơn giản, hiệu quả.

Với việc phòng ngừa và điều trị COVID-19, xông hơi có thể giúp thư giãn cơ thể, sát trùng mũi họng cũng như tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật. Dựa trên một nghiên cứu khoa học của Đức đăng tải trên tạp chí PLOS cho thấy việc tăng nhiệt độ (lên 40 độ C) có khả năng ức chế sự nhân lên của virus SARS-CoV-2 trên các tế bào biểu mô đường hô hấp. Hay nghiên cứu của Hội vi sinh Mỹ (ASM) cũng công nhân việc tăng nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng lớn tới việc loại bỏ virus trên các bề mặt khác nhau như găng tay, nhựa, thép…

Người bị Covid khi nào xông hơi? Xông covid bao lâu? Hướng dẫn xông mũi trị COVID đúng cách-1
Lợi ích của việc xông hơi với bệnh nhân COVID

Tuy nhiên, bệnh nhân COVID-19 cần lưu ý, do cơ chế gây bệnh do virus corona khác với cơ chế gây bệnh do ngoại cảm phong hàn, việc xông hơi chỉ tác động lên bề mặt niêm mạc chứ không tác động đến virus trong tế bào nên không thể xem việc xông hơi là phương pháp chữa khỏi COVID cũng như ngăn chặn sự lây lan của bệnh.  

II. Người bị COVID khi nào xông hơi

Xông hơi tuy tốt cho người mắc COVID, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên áp dụng. Khi thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp, người bị COVID có thể xông hơi. Ngược lại, vào mùa hè thời tiết nóng bức sẽ không thích hợp. Lý do là bởi, xông hơi mùa hè sẽ làm cơ thể tăng tiết mồ hôi dẫn tới mất nước, làm mất cân bằng điện giải gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, theo Đông y, trong các trường hợp sốt ra mồ hôi nên tuyệt đối kiêng xông hơi để tránh làm bệnh tình nặng hơn. Các bệnh nhân COVID-19 sốt không ra mồ hôi cũng nên chú ý điều này. Cách tốt nhất là tránh xông hơi toàn thân, trực tiếp vào người.

III. Xông covid bằng gì? 

1. Xông mũi bằng tỏi

Theo Đông Y, tỏi là vị thuốc có vị cay, tính ấm, quy về kinh tỳ, phế, vị. Trong tỏi chứa hoạt chất kháng khuẩn mạnh là allicin, được xem như chất kháng sinh tự nhiên, tiêu diệt vi trùng. Bệnh nhân COVID có thể kết hợp xông tỏi với xông sả gừng để làm giảm các triệu chứng của bệnh, vệ sinh mũi họng, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Cách 1: Cho tỏi cùng các dược liệu đã chuẩn bị (sả, gừng, lá bưởi…) vào nồi đầy nước, đun cho đến khi sôi lăn tăn thì mở nắp để hơi nóng khuếch tán khắp phòng. Có thể xông mũi trực tiếp hoặc xông phòng ở, nơi làm việc. Lưu ý, nếu xông nơi ở, phòng làm việc cần phải đóng kín phòng.
  • Cách 2: Củ tỏi lột sạch vỏ, đâm nhuyễn (lưu ý: không dùng cách khác như băm hoặc xay). Liều lượng: 1 củ tỏi to với 1 lít nước, trong trường hợp tỏi nhỏ có thể tăng số lượng lên. Sau khi đâm nhuyễn, để yên trong vòng 5 phút để hoạt chất allicin được tạo đầy đủ trong tỏi. Cho tỏi vào 1 lít nước sôi rồi tiến hành xông trong khoảng 10 đến 15 phút bằng cách trùm khăn vải che đầu và cổ. Lưu ý: Chỉ xông mũi. Khi xông, hít thật mạnh để lấy được hỗn hợp hơi nước và allicin vào phổi. Sau khi xông xong, chú ý lau khô mặt và không ra gió.
Người bị Covid khi nào xông hơi? Xông covid bao lâu? Hướng dẫn xông mũi trị COVID đúng cách-2
Kết hợp xông tỏi với các dược liệu như sả, gừng trị COVID

2. Xông dầu tràm trị COVID

Dầu tràm trà được ép hoặc chưng cất từ cây họ Tràm. Cùng với tỏi, tinh dầu tràm trà được sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ ngăn ngừa virus gây cảm cúm, ho nhờ 2 hợp chất có tính kháng khuẩn mạnh là α-Terpineol và Eucalyptol.

Người bị Covid khi nào xông hơi? Xông covid bao lâu? Hướng dẫn xông mũi trị COVID đúng cách-3

Để xông dầu tràm trị COVID, lấy 1 lượng tinh dầu vừa đủ ( 2-4ml) hòa tan với ethanol 75% rồi cho vào bình xịt, xịt khắp phòng. Ngày xịt từ 2 – 3 lần. Lưu ý: Khi xịt phòng nên đóng kín cửa.

3. Xông dầu gió trị COVID

Dầu gió là sản phẩm chứa chủ yếu là tinh dầu bạc hà, ngoài ra có thể có khuynh diệp, quế, tràm, …có tác dụng giảm sốt, giảm đau, tác dụng sát trùng. Đối với việc xông dầu gió trị COViD, người dùng cần nên xem đây là biện pháp hỗ trợ, không phải là biện pháp chữa trị COVID.

4. Xông COVID bằng các loại lá

Bệnh nhân COVID có thể kết hợp các loại lá như lá ổi, hương nhu, lá bưởi… tinh dầu hóa hơi của các loại thảo dược này sẽ giúp bệnh nhân COVID thư giãn, dễ chịu hơn, làm sạch khoang miệng, mũi họng. Chi tiết xông mũi trị COVID sẽ được hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Người bị Covid khi nào xông hơi? Xông covid bao lâu? Hướng dẫn xông mũi trị COVID đúng cách-4
Xông COVID bằng các loại dược liệu giúp cơ thể dễ chịu, thoải mái

4. Xông mũi trị COVID đúng cách

Xông hơi hay xông mũi trị COVID đúng cách sẽ hỗ trợ cải thiện quá trình hồi phục bệnh của bệnh nhân COVID. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bệnh nhân COVID có thể tiến hành xông mũi covid đúng cách như sau:

  • Chuẩn bị các loại lá xông hơi như sau: Lá bưởi, gừng, tỏi, chanh,sả,  bạc hà, kinh giới, hoắc hương, tía tô, tràm gió, húng quế …
  • Cách thực hiện: Có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp tất cả các dược liệu với nhau, cho vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi lăn tăn. Mở nắp để hơi nóng khuếch tán.
  • Cách xông mũi trị Covid đúng cách: Người bệnh ở tư thế ngồi, che đầu và cổ bằng khăn mềm hoặc vải mềm để hơi nóng từ nồi xông trực tiếp đi vào lỗ mũi. Xông trong khoảng 10 phút đến 15 phút, từ 1 – 2 lần/ ngày. Lưu ý: Chỉ nên xông hơi tại vùng mũi họng, không nên xông toàn thân để tránh mất nước quá nhiều.
Người bị Covid khi nào xông hơi? Xông covid bao lâu? Hướng dẫn xông mũi trị COVID đúng cách-5
Cách xông covid đúng cách

5. Những lưu khi xông mũi trị COVID

  • Chú ý thời gian xông COVID: Xông COVID bao lâu?Thời gian xông hơi trong khoảng 10 phút. Không nên xông quá lâu hoặc liên tục dễ dẫn tới ra mồ hôi ra quá nhiều mất nước hoặc làm tổn thương niêm mạc mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, phát triển;
  • Bệnh nhân COVID chỉ nên xông mũi họng, không nên xông trực tiếp toàn thân để tránh ra mồ hôi quá nhiều, gây mất nước, rối loạn điện giải, đặc biệt là khi đang sốt cao;
  • Với trẻ em xông hơi, người già yếu hoặc suy nhược cơ thể: cần có người hỗ trợ khi xong để tránh bị ngã;
  • Trong khi xông, nếu cảm thấy tức ngực, khó thở, choáng váng hoặc phát sinh các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần dừng ngay việc xông;
  • Bên cạnh việc xông hơi, bệnh nhân COVID-19 nên thường xuyên vệ sinh/ sát khuất tại chỗ mũi – họng – miệng bằng cách sử dụng các sản phẩm như nước muối súc miệng, súc họng, xịt họng có nguồn gốc dược liệu để làm sạch đường hô hấp trên. Xịt họng keo ong Propobee, Vitatree, Maxibee là những sản phẩm được tin dùng hiện nay.

Bài viết đã giải đáp Người bị Covid khi nào xông hơi? Xông covid bao lâu cũng như tư vấn cách xông cho người mắc COVID-19 an toàn và hiệu quả cho người mắc COVID.

Làm cách nào để điều trị mồ hôi cơ thể nặng mùi?

Mồ hôi cơ thể nặng mùi là nỗi ám ảnh của nhiều người, khiến bản thân cảm thấy kém tự tin, e ngại trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Vậy vì sao mồ hôi nặng mùi, mồ hôi nặng mùi phải làm sao, cách trị mùi hôi cơ thể là gì?

1. Vai trò tuyến mồ hôi và cơ chế hoạt động

Cơ thể mỗi người chứa các tuyến mồ hôi dưới da trải đều khắp cơ thể, trong đó nhiều nhất là ở vùng trán, nách, lòng bàn tay và bàn chân. Các tuyến mồ hôi này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa thân nhiệt ổn định: chẳng hạn, tiết ra để làm mát cơ thể khi bị nóng và giảm nhiệt để giữ ấm cơ thể khi bị lạnh.

Về cấu trúc, cơ thể tồn tại 2 tuyến mồ hôi chính:

  • Tuyến eccrine: Tuyến này có từ lúc cơ thể được sinh ra và có mặt tại khắp các bề mặt da. Bản thân chúng là nước (98% – 99%), không mùi, được tiết ra để làm mát cơ thể.
  • Tuyến apocrine: Tuyến này có khi cơ thể bước vào tuổi dậy thì. Là dạng chất nhờn, vẩn đục gồm nước, carbohydrate, lipid, protein và steroid, được tiết ra qua các ống lông ở quầng vú, nách, tai, bẹn, hậu môn… Khi cơ thể gặp các vấn đề cảm xúc như lo lắng, sợ hãi, căng thẳng…tuyến này sẽ tiết ra, biểu hiện là đổ mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân vv… Ban đầu chúng không có mùi, nhưng sau có mùi do bị vi khuẩn, mảnh vụn tế bào trên da lên men và phân hủy. Đây cũng chính là tuyến mồ hôi tạo nên tình trạng mồ hôi có mùi.

Có thể thấy, bản thân mồ hôi không có mùi. Nhưng chính sự hoạt động của các vi khuẩn trên da trong mồ hôi, phân hủy thành axit mới gây ra mùi khó chịu. Đó chính là lý do vì sao có những người ra nhiều mồ hôi nhưng không có mùi, ngược lại, những người không tiết hoặc tiết ít mồ hôi lại có mùi cơ thể. Như vậy, lượng mồ hôi tiết ra không quyết định tới việc nặng mùi cơ thể. Bản chất ở đây là do vi khuẩn trên da. Hãy cùng tìm hiểu thêm các yếu tố tác động từ bên ngoài gây nặng mùi cơ thể ở phần dưới đây như thế nào nhé!

cách điều trị cơ thể nặng mùi
Mồ hôi nặng mùi phải làm sao? Cách trị mồ hôi bị hôi như thế nào là mối quan tâm của rất nhiều người gặp phải tình trạng này

2. Mồ hôi nặng mùi là bệnh gì? Vì sao mồ hôi nặng mùi? 

Mồ hôi có mùi thường nồng hoặc chua vv… đa phần sẽ gây khó chịu cho người xung quanh. Đây là kết quả của sự nhân lên nhanh chóng và phân hủy của vi khuẩn khi tiếp xúc với mồ hôi. Đặc biệt, khi cơ thể tiết mồ hôi quá mức hoặc gặp rối loạn tiết mồ hôi, sẽ khiến cho tình trạng này càng thêm tồi tệ. Mồ hôi nặng mùi xuất hiện ở các vị trí như nách, chân, háng, bộ phận sinh dục, lông mu vv…

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mùi cơ thể như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vận động… Cụ thể bao gồm:

  • Do vận động nhiều: Vận động viên, người chơi thể thao, người lao động chân tay… sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường, dẫn tới mùi cơ thể;
  • Do chế độ ăn uống: Các đồ ăn cay nóng, đồ ăn có mùi như hành, tỏi, đồ ăn nhiều dầu mỡ, …hoặc các loại đồ uống chứa caffeine có thể khiến cơ thể tiết ra mùi tương tự, khó ngửi.
  • Do bệnh tật: Những người mắc các bệnh tim mạch, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc người sử dụng các loại thuốc … cũng có thể tiết ra mùi cơ thể nặng mùi. Một vài bệnh khác như bệnh gan hoặc thận, cơ thể có thể phát ra mùi giống mùi thuốc do tích tụ nhiều độc tố lâu ngày;
  • Người gặp phải tình trạng Hyperhidrosis – tiết mồ hôi quá mức cũng có thể bị nặng mùi cơ thể hơn những người khác;
  • Thay đổi hoocmon trong cơ thể: Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh, trẻ ở độ tuổi dậy thì bước do sự tăng/ giảm bất thường của tuyến nội tiết, cũng có thể gây ra tiết mùi cơ thể khó chịu.
  • Do di truyền
[TƯ VẤN] Mồ hôi cơ thể nặng mùi: Nguyên nhân và cách trị mùi hôi cơ thể hiệu quả -12
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mùi cơ thể như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vận động…

Nhiều người lo lắng mồ hôi nặng mùi có phải là bệnh gì? Câu trả lời là: Đây là dấu hiệu sinh lý bình thường và không đe dọa nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, cơ thể nặng mùi lại có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tâm lý của nhiều người, ví dụ như người bị hôi chân, hôi nách, khiến họ tự ti, mặc cảm trong cuộc sống hàng ngày. Tìm hiểu rõ các nguyên nhân có thể giúp tìm được cách chữa mồ hôi nặng mùi hiệu quả.

3. Khử mùi hôi cơ thể vĩnh viễn được không?

Mồ hôi nặng mùi phải làm sao? Khử mùi hôi cơ thể vĩnh viễn được hay không là mối quan tâm của rất nhiều người mắc phải tình trạng này. Hiểu bản chất và chính xác nguyên nhân, cách điều trị phù hợp có thể cải thiện được tình trạng mồ hôi cơ thể nặng mùi triệt để. Thăm khám ý kiến bác sĩ để có được lời tư vấn tốt nhất về cách trị mồ hôi cơ thể tốt nhất. Dưới đây là một vài gợi ý cách trị mùi mồ hôi cơ thể đơn giản, an toàn áp dụng tại nhà.

[TƯ VẤN] Mồ hôi cơ thể nặng mùi: Nguyên nhân và cách trị mùi hôi cơ thể hiệu quả -3
Cách trị mùi hôi cơ thể có giúp khử mùi mồ hôi vĩnh viễn được không?

4. Cách trị mùi hôi cơ thể tại nhà hiệu quả

4.1. Cách khử mùi hôi cơ thể bằng sữa tắm khử mùi hôi cơ thể

Một trong những cách khử mùi mồ hôi cơ thể đơn giản, hiệu quả là dùng sữa tắm chứa các thành phần khử mùi hôi. Cơ chế của chúng là sử dụng các hoạt chất có khả năng diệt khuẩn, loại bỏ mồ hôi và dầu thừa trên cơ thể, qua đó giảm mùi cơ thể nặng mùi. Ngoài ra, các sản phẩm sữa tắm còn có thể bổ sung thêm các mùi hương để đem lại mùi thơm dễ chịu cho cơ thể.

[TƯ VẤN] Mồ hôi cơ thể nặng mùi: Nguyên nhân và cách trị mùi hôi cơ thể hiệu quả -7
Sữa tắm quả hồng Shikioriori Nhật Bản

Gợi ý sản phẩm: Sữa tắm quả hồng Shikioriori Nhật Bản là sản phẩm trị mùi hôi cơ thể hiệu quả nhờ hoạt chất tanin từ quả hồng chát. Đây là hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, khử mùi cơ thể nặng mùi cực kỳ hiệu quả, đem lại hương thơm dễ chịu cho cơ thể. Bên cạnh đó, sữa tắm quả hồng Shikioriori được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất từ lá trà, lá đào, lô hội…giúp dưỡng ẩm, nuôi dưỡng làn da. Đặc biệt, có thể sử dụng đa dạng đối tượng, giúp trị mùi hôi cơ thể cho nam nữ thời kỳ dậy thì, trị mùi mồ hôi cơ thể cho phụ nữ mang bầu và sau sinh vv… Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng bởi công ty cổ phần OmiCare.

[TƯ VẤN] Mồ hôi cơ thể nặng mùi: Nguyên nhân và cách trị mùi hôi cơ thể hiệu quả -14
Cách khử mùi mồ hôi trên cơ thể bằng sữa tắm quả hồng Shikioriori Nhật Bản

4.2. Viên uống khử mùi hôi cơ thể DHC

Nếu bạn đang tự ti về cơ thể nặng mùi và chưa biết làm sao để bớt mùi hôi cơ thể, làm sao để khử mùi hôi cơ thể, sử dụng viên uống tinh chất hoa hồng DHC có thể là gợi ý rất đáng tham khảo. Công thức 100% tinh dầu hoa hồng Bulgarian – loại hoa nổi tiếng với mùi thơm ngọt ngào và nồng nàn, sản phẩm viên uống DHC Bulgarian Rose Capsule không chỉ giúp hỗ trợ điều trị vấn đề về mùi cơ thể mà còn giúp cung cấp vitamin E giúp trẻ hóa làn da.

[TƯ VẤN] Mồ hôi cơ thể nặng mùi: Nguyên nhân và cách trị mùi hôi cơ thể hiệu quả - 5
Cách trị mùi hôi cơ thể bằng viên uống DHC Bulgarian Rose Capsule, giúp bạn giải quyết nỗi lo lắng làm thế nào để khử mùi hôi cơ thể

4.3. Cách trị mùi mồ hôi cơ thể bằng xịt lạnh khử mùi Hakugen

Một cách khử mùi hôi trên cơ thể đơn giản, tức thì khi cơ thể ra mồ hôi nhiều là xịt lạnh Hakugen Nhật Bản. Với các hoạt chất kháng khuẩn trong sản phẩm, cùng hương hoa hồng thơm mát, sản phẩm giúp cách điều trị mùi hôi cơ thể đơn giản, không tốn nhiều công sức. Đặc biệt, sản phẩm còn giúp ngăn ngừa mồ hôi dính trên quần áo – một trong những nguyên nhân gây ra vết ố vàng. Với những người vận động nhiều, tập luyện thể thao thường xuyên, hoặc trong mùa hè nóng nực mồ hôi tiết ra nhiều, đây thực sự là một sản phẩm must-have trong túi đồ cá nhân.

[TƯ VẤN] Mồ hôi cơ thể nặng mùi: Nguyên nhân và cách trị mùi hôi cơ thể hiệu quả - 6
Cách trị mồ hôi chua tuyến mồ hôi bị hôi bằng xịt khử lạnh khử mùi Hakugen

4.4. Cách khử mùi hôi cơ thể tự nhiên (Trà xanh, baking soda, giấm táo, chanh)

  • Baking soda: Làm một hỗn hợp bằng cách sử dụng baking soda và nước. Thoa hỗn hợp vào nách và đợi cho đến khi khô. Baking soda cân bằng axit trên da của bạn và giảm mùi hôi.
  • Trà xanh: Đặt túi trà xanh trong nước ấm. Đặt túi trà ngâm dưới nách của bạn trong vài phút mỗi ngày. Trà xanh có thể giúp chặn lỗ chân lông của bạn và giảm đổ mồ hôi.
  • Giấm táo: Trộn giấm táo với một lượng nhỏ nước trong chai xịt. Xịt hỗn hợp vào nách của bạn. Axit trong giấm giúp tiêu diệt vi khuẩn.
  • Nước chanh: Trộn nước chanh và nước trong chai xịt. Xịt hỗn hợp dưới cánh tay của bạn. Axit citric trong nước chanh giết chết vi khuẩn.

Ngoài ra, trong trường hợp cách chữa mùi hôi cơ thể tại nhà không hiệu quả, hoặc cảm nhận những thay đổi bất thường trong mùi cơ thể bạn có thể cần tới bác sĩ kê đơn với các loại thuốc trị mùi hôi cơ thể, thuốc uống trị mùi hôi cơ thể. Về cơ chế, các loại thuốc này thường giúp kiểm soát bài tiết mồ hôi quá mức – nguyên nhân gây ra mồ hôi cơ thể nặng mùi.

[TƯ VẤN] Mồ hôi cơ thể nặng mùi: Nguyên nhân và cách trị mùi hôi cơ thể hiệu quả -7
Sử dụng nước trà xanh đun sôi cũng là cách khử mùi hôi cơ thể hiệu quả

Bên cạnh đó, bạn có thể xây dựng thói quen, nếp sống khoa học, điều độ. Đây cũng là cách trị mùi mồ hôi trên cơ thể, bao gồm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và chất xơ. Uống nhiều nước. Giảm đồ ăn cay nóng và các loại thức ăn có mùi;
  • Mặc quần áo thoáng mát. Mẹo trị mùi hôi cơ thể là lựa chọn chất liệu thoáng khí, giảm giữ lại mồ hôi trên quần áo;
  • Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày với xà phòng diệt khuẩn và khử mùi. Đặc biệt chú ý tới các vùng như nách, bẹn, vùng lông mu…
  • Cách trị mùi hôi cơ thể bằng cách sử dụng các sản phẩm trị mùi hôi cơ thể cho vùng cánh tay như lăn khử mùi, sáp khử mùi phù hợp. Cạo lông vùng nách để giảm giữ mồ hôi vùng nách.
  • Làm việc, hoạt động trong không gian mát: Chẳng hạn ngồi phòng điều hòa, bật quạt để giảm tiết mồ hôi. Đây cũng là một trong những cách chữa trị mùi hôi cơ thể đơn giản, hiệu quả. 

Ăn dứa có làm thơm vùng kín? Cách để “cô bé” luôn thơm tho

Một vài nghiên cứu khoa học cho thấy, thức ăn có thể ảnh hưởng tới mùi cơ thể. Điều này khiến người tin rằng, ăn dứa có thể thay đổi mùi cơ thể, khiến vùng kín thơm hấp dẫn hơn . Vậy ăn dứa có thật sự giúp vùng kín thơm tho?

 Quả dứa có vỏ xù xì, có mùi thơm ngọt đặc trưng, phát triển mạnh vùng nhiệt đới ẩm. Trái cây này nổi tiếng là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. 100g dứa cung cấp khoảng 47,8 mg vitamin C (khoảng 1 nửa nhu cầu vitamin C với người bình thường). Bên cạnh đó, còn cung cấp thêm nhiều các vi chất cần thiết khác như vitamin B6, mangan, đồng, kẽm…

Ăn dứa thường xuyên giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, khả năng chống và kháng viêm, chống oxy hóa, làm đẹp da…Chính nhờ quả dứa có mùi thơm ngọt tự nhiên và theo kinh nghiệm truyền miệng của một số người cho rằng ăn dứa thơm “cô bé”. Về ảnh hưởng của quả dứa, nước dứa đối với mùi vùng kín thật sự như thế nào, hãy cùng Dược sĩ Omi Pharma đi tìm lời giải đáp nhé!

ăn dứa có làm vùng kín thơm tho
Ăn dứa có làm thơm cô bé là thắc mắc của rất nhiều chị em

1. Ăn dứa có thật sự giúp vùng kín thơm tho?

Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn dứa có thể làm thơm vùng kín. Do đó, việc chị em truyền tai nhau ăn quả dứa làm thơm “cô bé” là hoàn toàn thiếu cơ sở. Chưa kể, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định mối tương quan giữa thực phẩm với mùi của vùng kín. Hoặc nếu có, thì sự khác biệt này là rất nhỏ.

Lý giải về việc ăn dứa thơm cô bé mà nhiều phụ nữ vẫn lầm tưởng, theo bác sĩ Koushik Shaw, Viện Tiết niệu Austin giải thích rằng “Những gì bạn ăn vào có thể khiến cơ thể có những biểu hiện ra theo một cách nào nó. Chẳng hạn, nếu bạn ăn thực phẩm có lượng đường cao như trái cây, nước ép… có thể khiến chất lỏng trong cơ thể có vị ngọt hơn một chút tuy sự tác động này là không rõ ràng”.

Cùng với quan điểm đó, các chuyên gia sức khỏe đồng ý rằng, chất dịch cơ thể như mồ hôi, nước bọt hay dịch tiết âm đạo có thể ảnh hưởng bởi dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ, ăn nhiều các thức ăn có gia vị đậm mùi (hành tây, tỏi…) cũng khiến cơ thể có mùi hăng hơn so với thông thường. Nói chung, việc ăn dứa có tạo ra hương thơm cho vùng kín là phương pháp dựa trên kinh nghiệm của một số người chứ không theo khoa học.

Tổng kết lại, để trả lời cho câu hỏi Ăn dứa có thật sự giúp vùng kín thơm tho? thì đây hoàn toàn là sự hiểu lầm và không có cơ sở khoa học nào chứng minh cho quan điểm này. Tuy vậy, bạn vẫn có thể ăn dứa với một lượng vừa đủ để bổ sung dinh dưỡng và các vitamin cần thiết cho cơ thể.

[Giải đáp] Ăn dứa có thật sự giúp vùng kín thơm tho? Phụ nữ nên ăn gì để cô bé thơm tho - 2
Bí kíp ăn dứa thơm “cô bé” là hoàn toàn thiếu căn cứ khoa học

2. Uống nước dứa, ăn dứa trước khi quan hệ có tác dụng gì?

Với nhiều người, uống nước dứa, ăn dứa trước khi quan hệ có thể đem lại mùi thơm tho cho cô bé, tạo nên sức hút và sự hấp dẫn hơn đối với bạn tình. Tuy nhiên, tương tự với lời giải đáp Ăn dứa có làm cho mùi “vùng kín” thơm tho hơn? ở phần trên, việc kỳ vọng uống nước dứa, ăn dứa trước khi quan hệ sẽ giúp cho mùi vùng kín thơm hơn là hoàn toàn thiếu căn cứ.

Rất khó để có mùi “vùng kín” có thể thay đổi ngay khi bạn uống nước dứa hay ăn dứa trước khi bước vào quan hệ. Nếu có, dù thay đổi này là rất nhỏ, bạn cũng cần phải ăn, uống nước dứa vài giờ trước khi quan hệ hoặc thậm chí lâu hơn.

Trên thực tế, mùi vùng kín của nam và nữ ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố. Chúng có thể bao gồm: hormone, yếu tố kinh nguyệt, ốm đau, sinh nở, bệnh phụ khoa, nam khoa…, tạo ra mùi vùng kín đặc trưng. Thay vì tin vào những bí kíp truyền miệng thiếu căn cứ, hãy chăm sóc vùng kín một cách khoa học. Trong trường hợp vùng kín có dấu hiệu bất thường, hãy tới bác sĩ để kiểm tra ngay.

[Giải đáp] Ăn dứa có thật sự giúp vùng kín thơm tho? Phụ nữ nên ăn gì để cô bé thơm tho - 3
Uống nước dứa, ăn dứa trước khi quan hệ có tác dụng gì?

3. Phụ nữ nên ăn gì để cô bé thơm tho?

Có thể thấy rằng, sở hữu vùng kín thơm tho, quyến rũ trong mắt đối phương là điều mà chị em phụ nào cũng mong muốn. Như đã trình bày ở trên, lượng thức ăn mà chúng ta nạp vào cơ thể, có thể ảnh hưởng tới dịch cơ thể (mồ hôi, nước tiểu, dịch nhầy âm đạo…), biểu hiện ra mùi cơ thể bên ngoài. Do vậy, với “cô bé” nói riêng và cả cơ thể nói chung, chị em nên:

  • Ăn các thực phẩm không quá gây mùi: các loại thịt trắng (thịt gà, vịt…), sử dụng dầu dừa
  • Ăn sữa chua nguyên chất (bổ sung lợi khuẩn đường ruột), cân bằng pH
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại rau củ (cà chua, cam, chanh, rau thơm…)
  • Sử dụng các loại trà thảo mộc: trà hoa cúc, kim ngân, trà lá xô thơm…
  • Ăn các thực phẩm giàu vitamin E như hạt hạnh nhân, hướng dương, quả bơ, rau chân vịt … vì vitamin E hỗ trợ ngăn ngừa các vấn đề về bệnh âm đạo – 1 trong các nguyên nhân gây mùi vùng kín;
  • Hạn chế các gia vị gây mùi (hành, tỏi, tiêu…), hạn chế các loại thịt đậm màu và đồ uống có cồn
[Giải đáp] Ăn dứa có thật sự giúp vùng kín thơm tho? Phụ nữ nên ăn gì để cô bé thơm tho - 4
Các loại thực phẩm phụ nữ nên ăn giúp cơ thể hạn chế mùi khó chịu

Bên cạnh đó, để vùng kín thơm tho, sạch sẽ chị em đừng quên vệ sinh hàng ngày một cách nhẹ nhàng bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ. bán chạy số 1 Nhật Bản pH Japan Premium. Không chỉ yếu tố làm sạch và cân bằng pH sinh lý vùng kín được đưa lên làm trọng tâm, pH Japan Premium còn tập trung vào yếu tố mùi hương. 4 dòng sản phẩm dung dịch pH Japan Premium mang một mùi hương tự nhiên, độc đáo giúp phụ nữ thể hiện cá tính riêng biệt của mình.

  • pH Japan Premium (Fresh Blossom): hương hoa anh đào tươi mát
  • pH Japan Premium (Shower Splash): hương hoa cúc
  • pH Japan Premium (Powder Mint): hương bạc hà
  • pH Japan Premium (Passionate Bloom): hương hoa hồng quyến rũ

Sử dụng dung dịch vệ sinh pH Japan Premium mỗi ngày, giúp làm sạch và cân bằng pH vùng kín, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm âm đạo cũng như loại bỏ mùi hôi, đem lại hương thơm mát dễ chịu cho vùng kín. Hiện nay, sản phẩm được phân phối độc quyền bởi Công ty cổ phần OmiCare. Bạn có thể mua các sản phẩm pH Japan trực tiếp tại các cửa hàng thuốc Omi Pharma hoặc Online.

Bài viết trên đây hy vọng đã giải đáp chi tiết những thắc mắc của chị em về câu hỏi Ăn dứa có thật sự giúp vùng kín thơm tho? Cũng như đưa ra những gợi ý thiết thực tư vấn cho phụ nữ nên ăn gì để cô bé thơm tho.

Có nên dùng lá trầu không để rửa vùng kín hay không?

Rửa vùng kín bằng lá trầu không được các chị em truyền tai nhau áp dụng trong việc làm sạch, điều trị viêm nhiễm nấm ngứa, khí hư…Vậy loại lá này có thực sự giúp vệ sinh vùng kín? Có nên vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không?

Khoảng 90% phụ nữ Việt nam ở độ tuổi sinh sản gặp phải tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Viêm nhiễm âm đạo tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng dễ tái phát, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của các chị em, gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm suy giảm chức năng tình dục và khả năng sinh sản. Do đó, vệ sinh vùng kín là biện pháp cần thiết bảo vệ và ngăn ngừa các nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Từ xa xưa, phụ nữ đã biết dùng lá trầu không để rửa vùng kín. Vậy vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có được không?

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 1
Rửa vùng kín bằng nước lá trầu không có tốt không?

1. Đặc tính sinh học của lá trầu không

Về mặt sinh học, trầu không là loại cây thân leo thuộc họ Hồ tiêu, có tên khoa học là Piper betle L, rễ mọc theo thân và bám vào các mấu; lá trầu không xanh bóng, hình xoan tim không cân xứng, mọc so le. Loại cây này được người Ấn Độ phát hiện và sử dụng từ năm 400 trước Công Nguyên như một vị thuốc với nhiều công dụng. Hiện nay, trầu không phát triển với khoảng 100 loại khác nhau tại nhiều nước trên thế giới. Ở điều kiện nhiều ánh sáng và mưa ẩm, trầu không sẽ phát triển rất tốt thành những bụi lớn.

Theo Đông Y, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi hắc, thường được sử dụng để điều trị các chứng nhức đầu, lở loét, nấm ngứa, tiêu viêm, sát khuẩn…

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 2
Cách vệ sinh vùng kín với lá trầu không là cách làm dân gian được nhiều chị em áp dụng

Trong y học hiện đại, lá trầu không chứa nhiều các hoạt chất có tính kháng sinh mạnh, điển hình là Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragole… giúp ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực cầu khuẩn. Bên cạnh đó, tinh dầu trong lá trầu không cũng có khả năng kháng nấm mạnh, giúp điều trị nấm ngứa phụ khoa hiệu quả cho chị em. Nhờ đó, rửa lá trầu không ở vùng kín được nhiều chị em tin tưởng sử dụng.

2. Lá trầu không rửa vùng kín có tác dụng gì? Rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không?

Rửa vùng kín bằng lá trầu không trước hết là giúp làm sạch vùng kín khỏi bụi bẩn mồ hôi, đem lại cảm giác khô thoáng dễ chịu cho vùng kín. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, nấm ngứa hiệu quả. Dịch chiết trong lá trầu không có hoạt tính dược học cao, có thể tiêu diệt được vi khuẩn và nấm gây bệnh, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cũng như giảm tiết dịch âm đạo bất thường (một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề như bệnh phụ khoa, các tổn thương cơ quan sinh sản dẫn tới vô sinh, cổ tử cung…).

Theo các bác sĩ sản khoa, cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu đúng cách rất tốt trong việc chăm sóc và bảo vệ cơ quan âm đạo của chị em. Cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu có thành phần tự nhiên, lành tính với vùng kín nhạy cảm của chị em, có thể áp dụng cho cả phụ nữ mang bầu, sau sinh, vùng kín bị viêm nhiễm nhẹ. Lá trầu không cũng tương đối dễ tìm, dễ mua và giá thành rẻ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vệ sinh vùng kín bằng nước lá trầu không quá lâu vì có thể gây khô vùng kín và mất cân bằng hệ vi sinh. Trong các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa nặng, chị em nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để khám chữa kịp thời.

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 3
Có nên rửa vùng kín bằng lá trầu không?

3. Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không?

Mang thai là giai đoạn nhạy cảm của bà bầu khi cơ thể có nhiều thay đổi về nội tiết tố. Điều đó có thể khiến vùng kín nhạy cảm, dễ mắc các bệnh phụ khoa hơn thông thường. Do đó, để làm sạch an toàn và ngăn ngừa viêm nhiễm bà bầu có thể sử dụng lá trầu không để rửa vùng kín. Tuy nhiên, bà bầu cần biết rửa vùng kín bằng lá trầu không đúng cách. Tốt nhất là nên hỏi và làm theo sự hướng dẫn từ bác sĩ sản khoa.

4. Rửa vùng kín bằng lá trầu không có bị thâm không?

Vùng kín bị thâm sạm cũng là mối quan tâm của nhiều chị em phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như thay đổi hormone trong thời kỳ bầu bì, tần suất quan hệ nhiều cũng có thể khiến vùng kín bị thâm, mắc quần áo quá chật, gen di truyền…Với thắc mắc rửa vùng kín bằng lá trầu không có bị thâm không? Dược sĩ Omi xin giải đáp: rửa vùng kín bằng lá trầu không đúng cách hoàn toàn không gây thâm vùng kín. Ngược lại, với các vitamin và các chất chống oxy hóa trong tinh dầu trầu không, chúng còn giúp cải thiện màu sắc vùng kín, làm hồng, giảm thâm sạm.

5. Cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không cho phụ nữ, cho bà bầu, phụ nữ sau sinh

5.1 Vệ sinh vùng kín bằng nước lá trầu không

Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi (khoảng 15 – 20 lá), lá bánh tẻ không bị rách, không phun thuốc sâu;

Bước 2: Rửa sạch từng lá trầu không;

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 4
Lá trầu không trước khi đun cần được rửa sạch

Bước 3: Vò nát lá trầu không;

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 5
Vò nát lá trầu không để các hoạt chất trong lá trầu không dễ dàng được giải phóng

Bước 4: Cho lá trầu không vào nồi. Đổ đầy nước (khoảng 2 lít nước)

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 6
Đổ khoảng 2 lít nước vào nồi

Bước 5: Cho thêm 1-2 thìa cà phê muối iot vào nồi.

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 7
Cho thêm 1 chút muối để tăng hiệu quả làm sạch

Bước 6: Bật bếp lên đun sôi trong khoảng 10 phút.

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 8
Đun nước lá trầu không

Bước 7: Khi nước sôi là có thể tắt bếp. Đợi khi nước nguội bớt, bạn có thể tiến hành rửa vùng kín bằng nước lá trầu không. Lưu ý: Rửa thật nhẹ nhàng phía ngoài âm đạo. Tuyệt đối không thụt rửa sâu. Cũng không ngâm vùng kín trong nước lá trầu không quá lâu.

Bước 8: Rửa lại vùng kín với nước sạch và dùng khăn mềm lau khô. Cách rửa vùng kín bằng lá trầu không có thể thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ tuần để thấy được hiệu quả của lá trầu không.

5.2 Xông hơi bằng nước lá trầu không

Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, lá bánh tẻ không bị rách, không phun thuốc sâu

Bước 2: Đem rửa sạch từng lá trầu không với nước sạch hoặc nước muối loãng

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 9
Đem rửa sạch từng lá trầu không với nước sạch hoặc nước muối loãng

Bước 3: Vò nát nắm lá trầu không. Sau đó, bắc 1 nồi nước sạch (khoảng 2 lít) và cho lá trầu không vào.

Bước 4: Cho thêm 1 thìa muối nhỏ và bật bếp đun sôi trong khoảng 10 phút. Cho phần nước xông ra một chiếc chậu nhỏ.

Bước 5: Chuẩn bị ghế để xông hơi. Miệng ghế cần đặt cao hơn so với miệng nồi xông/ hoặc chậu xông. Không đặt nồi xông lá trầu không quá gần vùng kín vì có thể gây bỏng hoặc tổn thương vùng kín.

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 10
Chuẩn bị ghế xông rửa vùng kín bằng lá trầu không

Bước 7: Bạn ngồi lên ghế, tiến hành xông rửa vùng kín bằng lá trầu không cho đến khi hơi bay đi hết.

Lưu ý: Sau khi xông hơi vùng kín bằng nước lá trầu không, bạn có thể rửa lại một lần nữa bằng nước xông lá trầu không. Thực hiện xông lá trầu không vùng kín khoảng 2 – 3 lần/ tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.

5.3. Dung dịch vệ sinh phụ nữ chiết xuất lá trầu không Lactacyd

Ngoài cách rửa vùng kín bằng nước lá trầu không hoặc xông vùng kín, ngày nay, nhiều các sản phẩm dung dịch vệ sinh vùng kín chiết xuất từ lá trầu không ra đời đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các chị em, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc chăm sóc vùng kín. Phải kể đến một sản phẩm chăm sóc vùng kín “quốc dân” dành cho các chị em là dung dịch vệ sinh vùng kín Lactacyd chiết xuất lá trầu không. Bên cạnh thành phần lá trầu không giúp kháng khuẩn, khử mùi hôi ngăn ngừa viêm nhiễm, Lactacyd chiết xuất lá trầu không còn bổ sung thêm thành phần hoa hồng, giúp dưỡng ẩm vùng kín mềm mịn và tươi sáng.

Sản phẩm có độ pH phù hợp với phụ nữ Á Đông với hương thơm dịu nhẹ, tươi mát.

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 11
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Lactacyd chiết xuất lá trầu không (Chai 150ml)

Đau dạ dày uống nước dừa được không? Cách uống tốt nhất

Để điều trị bệnh đau dạ dày, người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống.Trong đó, nước dừa là một trong những thức uống được nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh này quan tâm có nên sử dụng không. Liệu đau dạ dày có uống được nước dừa không? Đau dạ dày uống nước dừa có sao không? Đau dạ dày uống nước dừa có tốt không? 

1. Tác dụng của nước dừa

Nước dừa được biết đến là loại nước giải khát tự nhiên tuyệt vời trong mùa hè nhờ công dụng bổ sung nước và chất khoáng cho cơ thể. Ngoài ra, loại quả này còn đem lại những lợi ích sức khỏe thiết thực như chống oxy hóa, làm đẹp da, giảm cân, hỗ trợ tiêu hóa và tim mạch… Cụ thể như sau:

  • Bù nước và điện giải nhanh: Nước dừa tươi chứa 94% nước, Kali, Natri và khoáng chất giúp bù nước và các chất điện giải cho cơ thể nhanh chóng, ngăn ngừa tình trạng mất nước trong các trường hợp lao động mệt mỏi, ốm sốt, tiêu chảy…
  • Giàu chất chống oxy hóa giúp làm đẹp da: Nghiên cứu khoa học cho thấy trong nước dừa chứa chất cytokinin (như kinetin và trans-zeatin) có tác dụng giảm hoạt động của các gốc tự do, chống lão hóa, chống huyết khối. 
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Trong nước dừa có chứa axit lauric sẽ chuyển hóa thành monolaurin khi vào cơ thể, có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus cũng như các triệu chứng đường ruột như ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa. Uống nước dừa thường xuyên giúp hỗ trợ tốt các vấn đề tiêu hóa khác như táo bón, tiêu chảy. 
  • Tốt cho tim mạch và giảm cân: Nước dừa tươi chứa nhiều Kali và Natri sẽ giúp điều hòa huyết áp ở những người cao huyết áp (thường có hàm lượng Kali thấp). Bên cạnh đó, nước dừa chứa HDL (tốt) cholesterol tốt cho tim mạch, giàu dinh dưỡng, ít đường thích hợp sử dụng cho người bị tiểu đường, người có nhu cầu giảm cân. 
Viêm dạ dày uống nước dừa được không? – Ảnh minh họa

2. Đau dạ dày uống nước dừa được không?

Với người bị đau dạ dày, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên lựa chọn các thực phẩm có ít tính axit (hoặc giảm tiết axit) vì đây là một trong những nguyên nhân chính gây trào ngược, viêm loét dạ dày; hoặc các thực phẩm có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chữa lành các vết loét.

Đối với việc sử dụng nước dừa ở người bị đau dạ dày: Đau dạ dày có được uống nước dừa không? Hay Bị viêm dạ dày uống nước dừa được không? thì câu trả lời là người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng nước dừa. Lý do là bởi:

  • Nước dừa chiếm tới 94% là nước có tác dụng trung hòa acid dạ dày qua đó làm giảm nồng độ acid và giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, nóng rát bụng, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày;
  • Thứ hai, nước dừa tươi có khả năng tiêu diệt và ức chế hoạt động của các vi khuẩn, virus gây bệnh cho dạ dày nhờ vào axit lauric được chuyển hóa thành monolaurin khi vào cơ thể, từ đó, giảm thiểu các bệnh lý dạ dày cho người đau dạ dày;
  • Cuối cùng, nước dừa chứa nhiều enzyme tự nhiên, các chất điện giải như Kali, Ca, Natri, Magie…, các vitamin và khoáng chất và các vitamin thiết yếu giúp hỗ trợ các vấn đề về tiết niệu và bảo vệ niêm mạc dạ dày. 
Đau dạ dày có uống nước dừa được không? Câu trả lời là Có vì những lợi ích của nước dừa đối với sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng

Tổng kết lại, dành cho những bệnh nhân còn thắc mắc Đau dạ dày uống được nước dừa không? hoặc lo lắng Uống nước dừa có đau dạ dày không? có thể yên tâm sử dụng thức uống này thường xuyên.

3. Cách uống nước dừa đối với người bị đau dạ dày

Bị đau dạ dày có uống được nước dừa không? Có thể thấy, nước dừa tươi không những đem lại công dụng tốt cho sức khỏe mà còn có hiệu quả đối với việc điều trị bệnh đau dạ dày. Dưới đây là một số cách Dược sĩ Omi Pharma gợi ý bạn đọc cách uống nước dừa chữa dạ dày.

Đau dạ dày uống nước dừa được không? Cách uống tốt nhất-3
Đau dạ dày có uống được nước dừa không? Cách uống nước dừa tốt nhất cho bệnh nhân bị đau dạ dày là như thế nào?

Đau dạ dày uống nước dừa trực tiếp

Có thể uống nước dừa trực tiếp như một cách thức hỗ trợ và điều trị đau dạ dày. Tuy nhiên, khi uống nước dừa chữa dạ dày, bạn nên lưu ý các điều sau để cho hiệu quả tốt nhất:

  • Nước dừa tuy tốt nhưng không nên uống quá nhiều trong một ngày để tránh bị khó tiêu. Nên dùng 1 quả/ 1 ngày là hợp lý;
  • Nước dừa tươi sau nên khui ra nên sử dụng luôn. Không nên để quá lâu sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của quả dừa;
  • Thời điểm thích hợp để uống nước dừa đối với bệnh đau dạ dày là sau khi ăn khoảng 30 phút. Chúng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày và cải thiện chứng khó tiêu;
  • Với các cơn đau bụng mà nguyên nhân là do nhiễm lạnh thời tiết, không nên dùng nước dừa
Đau dạ dày uống nước dừa được không? Cách uống tốt nhất-4
Uống nước dừa tươi trực tiếp cũng là cách cải thiện bệnh dạ dày

Nước dừa chữa dạ dày – Kết hợp với Nghệ

Nước dừa tốt cho điều trị dạ dày, kết hợp với củ nghệ sẽ giúp cho hiệu quả điều trị tăng lên rõ rệt. Trong củ nghệ có chứa hợp chất curcumin – một dược chất quý trong điều trị triệu chứng đau và viêm loét dạ dày nhờ vào công dụng kháng viêm, phục hồi các thương tổn niêm mạc dạ dày.

Chuẩn bị: 1 quả dừa tươi, 1 củ nghệ tươi (hoặc tinh bột nghệ)

Cách làm nước dừa và nghệ như sau:

  • Bước 1: Lấy một quả dưa tươi, khoét 1 lỗ nhỏ trên miệng quả rồi đun nóng lên. Lưu ý: Chỉ cần đun cho nước dừa ấm lên (không cần đun sôi). Nếu không đun được cả quả, bạn có thể chắt nước dừa ra một cái nồi rồi đun ấm cũng được. 
  • Bước 2: Cạo sạch vỏ củ nghệ tươi, lấy 1 lượng khoảng bằng 1 đốt tay rồi giã lấy nước. Cho phần nước cốt đó vào nước dừa tươi đã được đun ấm khuấy đều là có thể dùng được. Hoặc nếu dùng tinh bột nghệ, cho tinh bột nghệ vào nước dừa đun ấm, khuấy đều là có thể dùng được.  

*Lưu ý: Nên chia hỗn hợp ra thành các phần, dùng trong các bữa trước khi ăn buổi sáng – trưa – tối.

Đau dạ dày uống nước dừa được không? Cách uống tốt nhất-5
Cách uống nước dừa với nghệ điều trị bệnh đau dạ dày

Các cách hướng dẫn uống nước dừa ở trên chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày ở cấp độ nhẹ. Để có thể điều trị bệnh đau dạ dày một cách triệt để, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên môn.

Người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị chứng dạ dày, viêm loét dạ dày như CumarGold, CumarGold Fast…với thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính, được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ Việt Nam.

Đau dạ dày uống nước dừa được không? Cách uống tốt nhất-6