Có nên dùng lá trầu không để rửa vùng kín hay không?

Rửa vùng kín bằng lá trầu không được các chị em truyền tai nhau áp dụng trong việc làm sạch, điều trị viêm nhiễm nấm ngứa, khí hư…Vậy loại lá này có thực sự giúp vệ sinh vùng kín? Có nên vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không?

Khoảng 90% phụ nữ Việt nam ở độ tuổi sinh sản gặp phải tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Viêm nhiễm âm đạo tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng dễ tái phát, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của các chị em, gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm suy giảm chức năng tình dục và khả năng sinh sản. Do đó, vệ sinh vùng kín là biện pháp cần thiết bảo vệ và ngăn ngừa các nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Từ xa xưa, phụ nữ đã biết dùng lá trầu không để rửa vùng kín. Vậy vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có được không?

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 1
Rửa vùng kín bằng nước lá trầu không có tốt không?

1. Đặc tính sinh học của lá trầu không

Về mặt sinh học, trầu không là loại cây thân leo thuộc họ Hồ tiêu, có tên khoa học là Piper betle L, rễ mọc theo thân và bám vào các mấu; lá trầu không xanh bóng, hình xoan tim không cân xứng, mọc so le. Loại cây này được người Ấn Độ phát hiện và sử dụng từ năm 400 trước Công Nguyên như một vị thuốc với nhiều công dụng. Hiện nay, trầu không phát triển với khoảng 100 loại khác nhau tại nhiều nước trên thế giới. Ở điều kiện nhiều ánh sáng và mưa ẩm, trầu không sẽ phát triển rất tốt thành những bụi lớn.

Theo Đông Y, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi hắc, thường được sử dụng để điều trị các chứng nhức đầu, lở loét, nấm ngứa, tiêu viêm, sát khuẩn…

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 2
Cách vệ sinh vùng kín với lá trầu không là cách làm dân gian được nhiều chị em áp dụng

Trong y học hiện đại, lá trầu không chứa nhiều các hoạt chất có tính kháng sinh mạnh, điển hình là Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragole… giúp ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực cầu khuẩn. Bên cạnh đó, tinh dầu trong lá trầu không cũng có khả năng kháng nấm mạnh, giúp điều trị nấm ngứa phụ khoa hiệu quả cho chị em. Nhờ đó, rửa lá trầu không ở vùng kín được nhiều chị em tin tưởng sử dụng.

Xem ngay:  Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt tại nhà hiệu quả

2. Lá trầu không rửa vùng kín có tác dụng gì? Rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không?

Rửa vùng kín bằng lá trầu không trước hết là giúp làm sạch vùng kín khỏi bụi bẩn mồ hôi, đem lại cảm giác khô thoáng dễ chịu cho vùng kín. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, nấm ngứa hiệu quả. Dịch chiết trong lá trầu không có hoạt tính dược học cao, có thể tiêu diệt được vi khuẩn và nấm gây bệnh, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cũng như giảm tiết dịch âm đạo bất thường (một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề như bệnh phụ khoa, các tổn thương cơ quan sinh sản dẫn tới vô sinh, cổ tử cung…).

Theo các bác sĩ sản khoa, cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu đúng cách rất tốt trong việc chăm sóc và bảo vệ cơ quan âm đạo của chị em. Cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu có thành phần tự nhiên, lành tính với vùng kín nhạy cảm của chị em, có thể áp dụng cho cả phụ nữ mang bầu, sau sinh, vùng kín bị viêm nhiễm nhẹ. Lá trầu không cũng tương đối dễ tìm, dễ mua và giá thành rẻ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vệ sinh vùng kín bằng nước lá trầu không quá lâu vì có thể gây khô vùng kín và mất cân bằng hệ vi sinh. Trong các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa nặng, chị em nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để khám chữa kịp thời.

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 3
Có nên rửa vùng kín bằng lá trầu không?

3. Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không?

Mang thai là giai đoạn nhạy cảm của bà bầu khi cơ thể có nhiều thay đổi về nội tiết tố. Điều đó có thể khiến vùng kín nhạy cảm, dễ mắc các bệnh phụ khoa hơn thông thường. Do đó, để làm sạch an toàn và ngăn ngừa viêm nhiễm bà bầu có thể sử dụng lá trầu không để rửa vùng kín. Tuy nhiên, bà bầu cần biết rửa vùng kín bằng lá trầu không đúng cách. Tốt nhất là nên hỏi và làm theo sự hướng dẫn từ bác sĩ sản khoa.

4. Rửa vùng kín bằng lá trầu không có bị thâm không?

Vùng kín bị thâm sạm cũng là mối quan tâm của nhiều chị em phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như thay đổi hormone trong thời kỳ bầu bì, tần suất quan hệ nhiều cũng có thể khiến vùng kín bị thâm, mắc quần áo quá chật, gen di truyền…Với thắc mắc rửa vùng kín bằng lá trầu không có bị thâm không? Dược sĩ Omi xin giải đáp: rửa vùng kín bằng lá trầu không đúng cách hoàn toàn không gây thâm vùng kín. Ngược lại, với các vitamin và các chất chống oxy hóa trong tinh dầu trầu không, chúng còn giúp cải thiện màu sắc vùng kín, làm hồng, giảm thâm sạm.

Xem ngay:  [GỢI Ý] Các set quà tặng 20/10 nhân viên, đồng nghiệp nữ thiết thực và ý nghĩa

5. Cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không cho phụ nữ, cho bà bầu, phụ nữ sau sinh

5.1 Vệ sinh vùng kín bằng nước lá trầu không

Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi (khoảng 15 – 20 lá), lá bánh tẻ không bị rách, không phun thuốc sâu;

Bước 2: Rửa sạch từng lá trầu không;

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 4
Lá trầu không trước khi đun cần được rửa sạch

Bước 3: Vò nát lá trầu không;

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 5
Vò nát lá trầu không để các hoạt chất trong lá trầu không dễ dàng được giải phóng

Bước 4: Cho lá trầu không vào nồi. Đổ đầy nước (khoảng 2 lít nước)

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 6
Đổ khoảng 2 lít nước vào nồi

Bước 5: Cho thêm 1-2 thìa cà phê muối iot vào nồi.

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 7
Cho thêm 1 chút muối để tăng hiệu quả làm sạch

Bước 6: Bật bếp lên đun sôi trong khoảng 10 phút.

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 8
Đun nước lá trầu không

Bước 7: Khi nước sôi là có thể tắt bếp. Đợi khi nước nguội bớt, bạn có thể tiến hành rửa vùng kín bằng nước lá trầu không. Lưu ý: Rửa thật nhẹ nhàng phía ngoài âm đạo. Tuyệt đối không thụt rửa sâu. Cũng không ngâm vùng kín trong nước lá trầu không quá lâu.

Bước 8: Rửa lại vùng kín với nước sạch và dùng khăn mềm lau khô. Cách rửa vùng kín bằng lá trầu không có thể thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ tuần để thấy được hiệu quả của lá trầu không.

5.2 Xông hơi bằng nước lá trầu không

Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, lá bánh tẻ không bị rách, không phun thuốc sâu

Bước 2: Đem rửa sạch từng lá trầu không với nước sạch hoặc nước muối loãng

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 9
Đem rửa sạch từng lá trầu không với nước sạch hoặc nước muối loãng

Bước 3: Vò nát nắm lá trầu không. Sau đó, bắc 1 nồi nước sạch (khoảng 2 lít) và cho lá trầu không vào.

Bước 4: Cho thêm 1 thìa muối nhỏ và bật bếp đun sôi trong khoảng 10 phút. Cho phần nước xông ra một chiếc chậu nhỏ.

Bước 5: Chuẩn bị ghế để xông hơi. Miệng ghế cần đặt cao hơn so với miệng nồi xông/ hoặc chậu xông. Không đặt nồi xông lá trầu không quá gần vùng kín vì có thể gây bỏng hoặc tổn thương vùng kín.

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 10
Chuẩn bị ghế xông rửa vùng kín bằng lá trầu không

Bước 7: Bạn ngồi lên ghế, tiến hành xông rửa vùng kín bằng lá trầu không cho đến khi hơi bay đi hết.

Lưu ý: Sau khi xông hơi vùng kín bằng nước lá trầu không, bạn có thể rửa lại một lần nữa bằng nước xông lá trầu không. Thực hiện xông lá trầu không vùng kín khoảng 2 – 3 lần/ tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.

5.3. Dung dịch vệ sinh phụ nữ chiết xuất lá trầu không Lactacyd

Ngoài cách rửa vùng kín bằng nước lá trầu không hoặc xông vùng kín, ngày nay, nhiều các sản phẩm dung dịch vệ sinh vùng kín chiết xuất từ lá trầu không ra đời đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các chị em, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc chăm sóc vùng kín. Phải kể đến một sản phẩm chăm sóc vùng kín “quốc dân” dành cho các chị em là dung dịch vệ sinh vùng kín Lactacyd chiết xuất lá trầu không. Bên cạnh thành phần lá trầu không giúp kháng khuẩn, khử mùi hôi ngăn ngừa viêm nhiễm, Lactacyd chiết xuất lá trầu không còn bổ sung thêm thành phần hoa hồng, giúp dưỡng ẩm vùng kín mềm mịn và tươi sáng.

Sản phẩm có độ pH phù hợp với phụ nữ Á Đông với hương thơm dịu nhẹ, tươi mát.

[GIẢI ĐÁP] Có nên vệ sinh rửa vùng kín bằng lá trầu không? Bà bầu rửa vùng kín bằng lá trầu không có tốt không? - 11
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Lactacyd chiết xuất lá trầu không (Chai 150ml)