[HỎI ĐÁP] Thoái hóa khớp háng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 

Thoái hóa khớp háng gây đau và cứng khớp, khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các động tác gập người hoặc đi bộ và kèm theo đó là những tiếng kêu lục cục. Vậy thoái hóa khớp háng là gì? Nguyên nhân thoái hóa khớp háng? Dấu hiệu thoái hóa khớp háng ra sao và điều trị thoái hóa khớp háng như thế nào? 

1. Thoái hóa khớp háng là gì?

Thoái hóa khớp háng là tình trạng viêm và chấn thương mô sụn ở khớp háng. Khi này sụn khớp háng đã bị bào mòn hoặc phá vỡ dẫn tới những cơn đau khớp, thậm chí là biến dạng khớp. Sụn khớp có chức năng chính là giảm ma sát khi khớp xương vận động, đóng vai trò như “bộ phận giảm xóc”. Thoái hóa khớp háng tiếng anh là Osteoarthritis of the Hip hoặc Degenerative Arthritis of the Hip.

[HỎI ĐÁP] Thoái hóa khớp háng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 
Hình ảnh thoái hóa khớp háng Xquang

Bệnh thoái hóa khớp háng được chia thành 2 nhóm chính: Thoái hóa khớp háng nguyên phát thường gặp ở những người trên 60 tuổi và thoái hóa khớp thứ phát xảy ra sau chấn thương hoặc bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng gặp rất nhiều khó khăn khi vận động, nhất là lúc đi lại và cúi người. Vì thế việc điều trị thoái hóa khớp háng càng sớm ngay khi có dấu hiệu càng tốt.

2. Nguyên nhân thoái hóa khớp háng

Các nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp háng bao gồm:

  • Dị dạng khớp bẩm sinh
  • Chấn thương do tai nạn dẫn tới gãy xương hông, rách sụn chêm
  • Chơi các môn thể thao đối kháng, va chạm liên tục
  • Lao động nặng nhọc, thường phải bê vác đồ nặng
  • Thoái hóa khớp háng do di truyền
  • Có tiền sử viêm thấp khớp, viêm cột sống dính khớp
  • Không chữa dứt điểm hoại tử vô khuẩn chỏm đùi
  • Biến chứng do gút, đái tháo đường
[HỎI ĐÁP] Thoái hóa khớp háng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị -1
Nguyên nhân thoái hóa khớp háng

Dù thoái hóa khớp háng là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhưng hiện nay tình trạng thoái hóa khớp háng ở người trẻ đang có xu hướng tăng dần lên. Nguyên nhân chủ yếu là do vận động sai tư thế trong sinh hoạt hàng ngày hoặc chơi thể thao quá sức dẫn tới chấn thương vùng khớp háng.

Xem ngay:  Mụn nhọt ở mông có nguy hiểm không? 9 cách xử trí đơn giản, hiệu quả

3. Triệu chứng thoái hóa khớp háng

Dấu hiệu thoái hóa khớp háng diễn tiến theo giai đoạn. Ở giai đoạn bệnh mới chớm, các cơn đau tập trung chủ yếu ở vùng bẹn. Đôi khi có thể lan xuống vùng mông, đùi hoặc khớp gối. Tần suất và mức độ đau tăng dần khi người bệnh đứng lâu hoặc cử động. Ở giai đoạn sau, các cơn đau dữ dội hơn và thường xảy ra khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy.

[HỎI ĐÁP] Thoái hóa khớp háng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị -2
Biểu hiện thoái hóa khớp háng

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng triệu chứng khá rõ rệt. Việc đi lại trở nên khó khăn hơn, chân đi khập khiễng do vùng háng chịu trọng tải lớn của cơ thể. Bệnh nhân thường xuyên có cảm giác tê mỏi và cứng khớp khi co duỗi hoặc đi lại, gặp khó khăn khi xoay người, dạng háng, gập người. Ngay cả khi thời tiết thay đổi cũng khiến cho cơn đau do thoái hóa khớp háng tăng lên rõ rệt.

4. Điều trị thoái hóa khớp háng

Để có phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng phù hợp với từng giai đoạn bệnh, trước tiên người bệnh cần đi khám thoái hóa khớp háng. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng dựa trên các triệu chứng thoái hóa khớp háng mà bệnh nhân cung cấp. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang để kiểm tra tình trạng sụn khớp và xương.

Có rất nhiều phương pháp chữa bệnh thoái hóa khớp háng. Sau đây là những thông tin dành cho người bị thoái hóa khớp háng và cách điều trị:

4.1. Chữa thoái hóa khớp háng bằng đông y

Chữa thoái hóa khớp háng bằng thuốc nam là một trong những phương pháp khá phổ biến tại Việt Nam. Có rất nhiều bài thuốc dân gian được điều chế từ các cây thuốc nam có tác dụng giảm đau xương khớp được danh y từ thời xưa truyền lại cho con cháu. Bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng có thể tham khảo các bài thuốc chữa đau xương khớp bằng lá lốt, cây cỏ xước, cây trinh nữ, ngải cứu, gừng, quế,…

Các vị thuốc này được chọn làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm dạng viên uống tiện lợi dành cho bệnh nhân xương khớp. Có thể kể tới như Viên uống Khương Thảo Đan với thành phần chính gồm khô địa liền, độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, đương quy, thổ phục linh, hy thiêm, xuyên khung, quế chi có tác dụng làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp, hỗ trợ giảm đau nhức, làm chậm quá trình thoái hóa.

[HỎI ĐÁP] Thoái hóa khớp háng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị -3

4.2. Mổ thoái hóa khớp háng

Mổ khớp háng hay phẫu thuật là phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng chỉ định đối với các bệnh nhân ở mức độ nặng. Thường trong trường hợp chỏm xương đùi của bệnh nhân bị biến dạng và các cách chữa trị thoái hóa bằng thuốc cũng như tập luyện không đem lại kết quả mới cần phải tiến hành phẫu thuật.

[HỎI ĐÁP] Thoái hóa khớp háng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị -4
Phẫu thuật thay khớp háng

4.3. Bài tập thoái hóa khớp háng

Chữa thoái hóa khớp háng bằng vật lý trị liệu là phương pháp giúp bệnh nhân hồi phục chức năng khớp háng và tăng cường khả năng vận động tốt hơn. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập thoái hóa khớp háng phù hợp. Các bài tập sẽ giúp bệnh nhân cử động khớp, tập căng cơ kết hợp chiếu đèn hồng ngoại để làm nóng khớp.

Xem ngay:  Uống Men Vi Sinh Khi Nào Thì Tốt?

4.4. Thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp háng

Thêm một cách chữa thoái hóa khớp háng nữa đó chính là sử dụng thuốc. Tốt nhất người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và kê thuốc chứ không tự ý mua thuốc khi chưa biết tình trạng bệnh ra sao.

Người bệnh có thể tham khảo thuốc đông dược Xương khớp Nhất Nhất hỗ trợ điều trị chứng thoái hóa, vôi hóa, giúp tăng cường khí huyết và thông kinh lạc, trừ phong thấp. Thành phần của Xương khớp Nhất Nhất có chứa đương quy, đỗ trọng, cẩu tích, đan sâm, liên nhục, tục đoạn, thiên ma, cốt toái bổ, độc hoạt, uy linh tiên, hà thủ ô,…Đây đều là các loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp, đau nhức mỏi, cứng cơ.

[HỎI ĐÁP] Thoái hóa khớp háng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị -5

5. Thoái hóa khớp háng nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, người bệnh thoái hóa khớp háng nên ưu tiên chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu để tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, giảm đau. Các loại thực phẩm tốt cho người thoái hóa khớp háng như:

  • Rau tươi: rau cải xoăn, cải bó xôi, súp lơ,…
  • Trái cây: táo, bưởi, nho, cam
  • Rau củ gia vị: gừng, nghệ, tỏi, húng quế
  • Sữa chua
  • Cá hồi, cá mòi, cá thu
  • Ngũ cốc

Thoái hóa khớp háng kiêng gì? Bệnh nhân hạn chế ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn và giảm tiêu thụ thịt đỏ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung thêm Glucosamine hoặc dầu gan cá để bôi trơn và làm mềm sụn khớp, ngăn ngừa khô sụn bằng cách uống viên Glucosamine hoặc Sụn vi cá mập Orihiro. Đây là 2 sản phẩm dạng viên uống cực kỳ tiện lợi và đem lại hiệu quả hồi phục khớp rõ rệt cho các bệnh nhân sau một thời gian sử dụng.