[TƯ VẤN] Bệnh viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị viêm nha chu. Bệnh viêm nha chu ở trẻ em cần được điều trị sớm. Bài viết giúp ba mẹ nhận biết dấu hiệu viêm nha chu ở trẻ em và cách phòng ngừa cũng như phương pháp điều trị viêm nha chu ở trẻ nhỏ.

1. Bệnh viêm nha chu ở trẻ em là gì?

Nướu lợi, dây chằng, xương ổ răng là các tổ chức mô xung quanh chân răng được gọi chung là nha chu. Viêm nha chu chủ yếu chỉ xảy ra ở phần mô mềm, cụ thể là nướu lợi. Nhưng nếu tình trạng viêm nha chu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới xương ổ răng và khung xương hàm. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu viêm nha chu từ sớm là cực kỳ quan trọng.

Đặc biệt, tình trạng viêm nha chu ở trẻ em xảy ra khá phổ biến vì con trẻ còn nhỏ chưa tự ý thức được việc chăm sóc răng miệng. Vì vậy, cha mẹ cần dành nhiều thời gian để hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Ba mẹ cũng cần theo dõi thường xuyên xem con có bất kỳ dấu hiệu viêm nha chu hay sâu răng nào không.

[TƯ VẤN] Bệnh viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh viêm nha chu ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng viêm nha chu thường gặp ở trẻ em là:

  • Nướu sưng tấy, có màu đỏ
  • Trẻ hay bị chảy máu nướu mỗi khi đánh răng hay ăn uống
  • Có cảm giác nhức nướu, ngứa lợi, ê răng
  • Hơi thở của bé có mùi hôi khó chịu
  • Con gặp khó khăn trong việc nhai, cắn đồ ăn
  • Răng lung lay, phần nướu phình to giữa các kẽ răng
  • Hình thành túi mủ giữa răng và nướu
  • Nướu dần tụt xuống, không bám vào chân răng, làm lộ chân răng

2. Nguyên nhân viêm nha chu ở trẻ em

Bệnh viêm nha chu ở trẻ em bắt nguồn từ thói quen và sở thích ăn uống của trẻ. Các con rất thích ăn đồ ngọt và uống các loại đồ uống có ga. Đây đều là những loại thực phẩm gây hại cho răng vì chúng chứa nhiều đường và axit – thủ phạm hàng đầu khiến cho men răng bị bào mòn và dễ tổn thương.

[TƯ VẤN] Bệnh viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị-1
Vì sao trẻ em dễ bị viêm nha chu?

Thêm vào đó, trẻ chưa có ý thức và chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng, chưa hình thành thói quen đánh răng hay súc miệng sau mỗi bữa ăn. Chính điều này đã khiến cho các mảng bám thức ăn lưu lại lâu hơn trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng gây sâu răng.

Xem ngay:  Cách sử dụng dầu gội và dầu xả đúng cách

Sức đề kháng của trẻ còn non nớt nên răng và nướu của con rất dễ gặp phải sự tấn công của vi khuẩn. Vì răng trẻ con quá nhỏ và mềm nên việc lấy cao răng cho con không đơn giản. Cao răng lâu ngày bám ở chân răng cũng khiến cho trẻ dễ bị viêm nướu.

3. Viêm nha chu ở trẻ em có nguy hiểm không? 

Bệnh viêm nha chu ở trẻ em phát triển theo 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Các mảng bám và cao răng xuất hiện trên bề mặt răng. Vi khuẩn trong cao răng có khả năng tiết ra một loại độc tố gây kích ứng nướu, khiến cho nướu sưng đỏ

Giai đoạn 2: Nướu bị viêm có màu đỏ thẫm hoặc tím, nướu dễ chảy máu khi cắn đồ ăn, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa

Giai đoạn 3: Túi nha chu hình thành, nướu bị viêm bắt đầu sưng phồng lên, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Giai đoạn 4: Viêm nha chu nặng, răng dần lung lay, xô lệch

[TƯ VẤN] Bệnh viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị-2
Viêm nha chu ở trẻ em kéo dài nguy hiểm ra sao?

Hậu quả trước mắt có thể thấy khi trẻ bị viêm nha chu là nướu của bé nhạy cảm hơn nên việc ăn uống của con cũng bị ảnh hưởng. Đối với trẻ đang ở độ tuổi thay răng, viêm nha chu sẽ làm răng con lung lay hoặc rụng răng sớm. Việc răng sữa biến mất quá sớm, chưa kịp định hình thì răng vĩnh viễn sẽ có nguy cơ bị mọc lệch.

Xem ngay:  Viên uống trắng da có tốt không? Gợi ý viên uống trắng da tốt hiệu quả nhất hiện nay

Với trẻ đã mọc răng vĩnh viễn, tình trạng viêm nha chu kéo dài sẽ khiến răng con yếu đi, trường hợp răng bị rụng sẽ không có răng nào mọc lại thay thế nữa. Chưa kể xương hàm cũng tiêu biến, khiến trẻ nhai lệch một bên dẫn tới mặt lệch, mất cân đối.

4. Cách điều trị viêm nha chu ở trẻ em

Trước tiên, để phòng và giảm bớt nguy cơ viêm nha chu ở trẻ em tiến triển nặng hơn, tốt nhất ba mẹ hãy hướng dẫn con vệ sinh răng miệng đúng cách sau mỗi bữa ăn. Bé rất ưa đồ ngọt và thơm nên ba mẹ có thể cho con dùng các loại kem đánh răng và nước súc miệng có hương vị quen thuộc như trái cây để con cảm thấy hứng thú với việc chăm sóc răng miệng hàng ngày.

Gợi ý ba mẹ sản phẩm nước súc miệng Mondahmin hương dâu và hương nho cho trẻ từ 3-5 tuổi và trẻ từ 6-15 tuổi. Nước súc miệng Mondahmin có thành phần chính là Chloride với khả năng diệt khuẩn tới 99.9% chỉ sau 30s. Các mảng bám quanh răng nhanh chóng được loại bỏ cùng với vi khuẩn, giúp khoang miệng bé sạch sẽ và thơm mát.

Thành phần Xylitol có tác dụng bảo vệ men răng, hỗ trợ tái tạo men răng cho răng bé chắc khỏe hơn. Thành phần chiết xuất cam thảo giúp bé chống viêm nướu rất tốt. Ba mẹ có thể cho bé dùng thêm gel bôi chống sâu răng với thành phần chính là Flour giúp chống lại axit từ mảng bám và vi khuẩn có trong khoang miệng của con.

[TƯ VẤN] Bệnh viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị-4
Phòng viêm nha chu ở trẻ em bằng cách cho bé khám răng định kỳ

Ba mẹ đừng quên cho bé khám răng định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở nha khoa uy tín nhé. Khi phát hiện bé có các dấu hiệu viêm nha chu, cha mẹ nên cho con gặp nha sĩ sớm để có biện pháp điều trị thích hợp. Trường hợp viêm nha chu nhẹ, nha sĩ sẽ lấy cao răng và kê đơn thuốc cho bé. Trường hợp viêm nha chu nặng có thể phải nhổ răng hoặc thực hiện phẫu thuật để loại bỏ túi mủ ở nướu.