[TƯ VẤN] Bầu nhổ răng được không? Bà bầu bị sâu răng có hàn được không?

Tình trạng sâu răng khi mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu mà còn tác động tới quá trình phát triển của thai nhi. Dược sĩ Omi Pharma sẽ giúp mẹ tìm hiểu bà bầu bị sâu răng có hàn được không, bầu nhổ răng được không, mẹ bầu bị sâu răng phải làm sao. Các mẹ cùng tham khảo để biết cách chữa sâu răng cho bà bầu nhé.

1. Nguyên nhân sâu răng ở bà bầu

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sâu răng ở bà bầu trong giai đoạn mang thai như thay đổi nội tiết tố, thói quen ăn uống, vấn đề vệ sinh răng miệng. Cụ thể, sự thay đổi về hormone estrogen và progesterone sẽ khiến mẹ dễ bị viêm lợi và tăng sự tích tụ của chất vôi trên bề mặt răng khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng, từ đó dẫn tới mẹ bầu bị sâu răng.

Ngoài ra, khi mang thai mẹ thường ăn nhiều bữa trong một ngày hơn so với bình thường nên luôn có axit tồn tại, tăng nguy bào mòn men răng. Đặc biệt, trong giai đoạn ốm nghén, rất nhiều mẹ gặp khó khăn trong việc vệ sinh các răng hàm ở phía trong vì cứ mỗi lần đánh răng hoặc há miệng lớn sẽ luôn có cảm giác buồn nôn. Do đó rất nhiều mẹ bầu bị sâu răng số 8.

[TƯ VẤN] Bầu nhổ răng được không? Bà bầu bị sâu răng có hàn được không?
Vì sao mẹ bầu dễ bị sâu răng?

Hormone nữ tăng cao cũng là nguyên nhân khiến các mẹ bầu dễ bị viêm lợi, mắc bệnh nha chu. Cùng với đó là tình trạng ê răng khi mang thai làm cho mẹ bầu càng khó chịu, khó ăn uống được bình thường. Bà bầu bị sâu răng khôn nếu để lâu không điều trị có thể lan ra các răng xung quanh và tiến triển thành viêm tủy răng, áp xe răng.

Bà bầu bị sâu răng có ảnh hưởng gì không? Mẹ bầu bị đau răng sâu là do vi khuẩn phát triển quá mức. Thậm chí đám vi khuẩn này còn có thể thông qua nướu thâm nhập vào máu và di chuyển tới tử cung. Chúng có khả năng sản xuất một chất gây co thắt tử cung và dẫn đến sinh non.

Xem ngay:  Viên uống trắng da có tốt không? Gợi ý viên uống trắng da tốt hiệu quả nhất hiện nay

2. Bà bầu bị sâu răng có hàn được không?

Mẹ bầu bị sâu răng phải làm sao? Để đảm bảo an toàn, mẹ nên trực tiếp tới các nha khoa uy tín. Tại đây nha sĩ sẽ xem xét tình trạng và mức độ sâu răng của mẹ bầu và đưa ra hướng xử lý phù hợp. Mẹ bầu không nên tự ý áp dụng các cách điều trị sâu răng bằng phương pháp dân gian vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nếu thực hiện sai.

Vậy bà bầu có hàn răng được không? Hàn răng (trám răng) là phương pháp dùng vật liệu nha khoa để lấp đầy các khoảng trống của răng. Mục đích của việc hàn răng là khôi phục răng đã hư hỏng do sâu răng, bảo vệ bề mặt răng, ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ.

[TƯ VẤN] Bầu nhổ răng được không? Bà bầu bị sâu răng có hàn được không?-1
Bầu có nên trám răng không?

Tuy nhiên việc mẹ bầu có nên hàn răng hay không còn phụ thuộc vào tuổi thai. Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu được khuyến cáo không nên hàn răng. Nguyên nhân là do 3 tháng đầu cơ thể người mẹ mới mang thai, mẹ dễ ốm nghén, buồn nôn, nôn khan liên tục nên việc trám răng sẽ rất khó khăn. Trong 3 tháng cuối, thai nhi đã tương đối lớn nên mẹ cũng cần giữ ổn định, nên hạn chế các thủ thuật nha khoa.Thời điểm lý tưởng cho việc hàn răng cho mẹ bầu là 3 tháng giữa thai kỳ, từ tuần 14-27.

3. Bà bầu đau răng sâu phải làm sao?

Chắc hẳn rất nhiều mẹ thắc mắc có bầu bị sâu răng phải làm sao? Chữa sâu răng cho bà bầu thế nào? Vệ sinh răng miệng thường xuyên trong thời gian mang thai sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu và sâu răng. Mỗi ngày, mẹ cần đánh răng ít nhất 2 lần và súc miệng với nước muối ấm pha loãng. Việc này giúp loại bỏ các mảng bám và ngăn ngừa viêm nướu rất hiệu quả. Khi phát hiện răng bị sâu, mẹ bầu nên tới nha khoa để bác sĩ kịp thời xử lý.

[TƯ VẤN] Bầu nhổ răng được không? Bà bầu bị sâu răng có hàn được không?-2
Bị sâu răng mẹ bầu nhổ răng được không?

Ngoài ra, trong dân gian cũng lưu truyền các cách trị sâu răng cho bà bầu bằng muối, tỏi, lá lốt hay củ gừng tươi. Tuy nhiên các cách này không phải mẹ nào cũng có thể áp dụng, hiệu quả không triệt để và chỉ thích hợp với các trường hợp sâu răng nhẹ. Nếu mẹ bầu sâu răng khôn thì khó có thể khỏi được.

Xem ngay:  [TƯ VẤN] Đăng ký tiêm vaccine covid ở đâu Hà Nội?

Bà bầu bị sâu răng nên làm gì? Sau khi ăn, mẹ nên súc miệng hoặc dùng tăm nước, chỉ nha khoa để vệ sinh răng. Khi đánh răng, mẹ nên ưu tiên chọn các loại bàn chải lông mềm, đánh nhẹ tay để tránh làm chảy máu nướu. Dược sĩ Omi giới thiệu với mẹ tăm silicone giúp loại sạch các mảng bám, vụn thức ăn mắc trong kẽ răng, kể cả răng hàm phía sâu bên trong cũng có thể xử lý được.

Tăm silicone Nhật Bản cực kỳ mềm, không làm tổn thương nướu, không gây chảy máu chân răng lại có thêm thành phần bạc giúp kháng khuẩn nhanh chóng. Mẹ nên kết hợp dùng tăm silicone với chải răng thường xuyên để ngừa sâu răng khi mang thai.

4. Bà bầu nhổ răng được không?

Bầu có được nhổ răng sâu không? Bà bầu nhổ răng sâu có sao không? Trong quá trình mang thai, tốt nhất không nên có sự can thiệp nào liên quan tới răng miệng. Trừ trường hợp khẩn cấp bắt buộc mẹ bầu phải nhổ răng hoặc điều trị sâu răng thì mới nên làm.

Vậy bầu có nhổ răng sâu được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên các trường hợp răng sâu nặng khi mang bầu sẽ được bác sĩ chỉ định trám tạm thời thay vì nhổ răng. Trường hợp răng sâu nhẹ thì mẹ không nên quá lo lắng, chú ý vệ sinh răng miệng thật tốt sau khi ăn là được.

Bầu làm răng được không? Nếu mẹ vẫn có ý định can thiệp thủ thuật cho răng thì tốt nhất chỉ nên thực hiện khi thai nhi đã bước sang tháng thứ 4 trở đi hoặc 3 tháng trước khi sinh. Còn ngoài khoảng thời gian này, mẹ bầu không nên đi nhổ răng, trám răng hay làm răng thẩm mỹ.