[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?

Bài viết này giúp ba mẹ tìm hiểu tại sao phải dưỡng ẩm cho bé, có nên dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh không và gợi ý kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt. Ba mẹ cùng tham khảo để lựa chọn được kem dưỡng ẩm cho bé phù hợp nhé.

1. Tại sao phải dưỡng ẩm cho bé?

Ngay từ khi sinh ra, làn da mỏng manh của trẻ rất mềm mịn nên nhiều ba mẹ cho rằng da bé đã có đủ độ ẩm, không cần phải dưỡng ẩm nữa. Thực tế, điều này có được là do 80% cơ thể của con trẻ là nước cộng với việc da của trẻ khá mỏng nên ba mẹ sẽ thấy da bé luôn căng mịn. Tuy nhiên, ở độ tuổi sơ sinh, hệ bài tiết qua da của bé chưa hoàn thiện nên da rất dễ mất nước và không tự cân bằng độ pH được.

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?
Da bé sơ sinh có cần dưỡng ẩm không?

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch da của trẻ còn rất yếu nên các con dễ mắc các bệnh về da như rôm sảy, hăm tã, chàm khô, viêm da tiết bã. Làn da mỏng manh của con không chống chịu được khi gặp các tác nhân gây dị ứng nên da con hay bị nổi đỏ, mẩn ngứa. Vào mùa đông, tình trạng da khô và bong tróc càng khiến trẻ khó chịu hơn. Con thường xuyên ngứa ngáy và đau rát da nên bé rất dễ quấy khóc.

Có nhiều cách để cấp ẩm cho trẻ sơ sinh mà ba mẹ nên biết như:

  • Cho bé bú sữa và uống đủ nước mỗi ngày
  • Sử dụng sữa tắm dưỡng ẩm cho bé
  • Dùng kem dưỡng ẩm da cho trẻ sơ sinh
  • Massage da với dầu dưỡng để giữ ẩm lâu hơn

2. Có nên dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh không?

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?-1
Trẻ sơ sinh dùng kem dưỡng ẩm được không?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng da của trẻ em mất độ ẩm nhanh gấp 5 lần so với da của người lớn. Vì thế ba mẹ cần sử dụng kem dưỡng ẩm để duy trì và bổ sung độ ẩm cho da bé. Kem dưỡng ẩm giúp lượng nước và độ ẩm dưới da không bị bay hơi. Ba mẹ nên dưỡng ẩm cho bé ngay sau khi tắm hoặc sau khi tiếp xúc với nước, tới những nơi có nhiệt độ cao. Khi thoa kem dưỡng ẩm cho bé, cha mẹ hãy cho kem ra lòng bàn tay, xoa nhẹ cho kem ấm lên rồi áp lên da bé và massage nhẹ nhàng.

3. Tổng hợp review kem dưỡng ẩm cho bé loại nào tốt

Các sản phẩm kem dưỡng ẩm cho bé vô cùng đa dạng nên với ba mẹ rất bối rối khi phải lựa chọn kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh. Sau đây là các loại kem dưỡng da cho bé được nhiều ba mẹ tin dùng và nhận được các đánh giá tốt của chuyên gia. Ba mẹ cùng tham khảo kem dưỡng ẩm cho bé loại nào tốt nhé.

3.1. Kem dưỡng da cho trẻ sơ sinh To-Plan Okosama Cream

Kem dưỡng ẩm cho bé loại nào tốt? Gợi ý cho ba mẹ sản phẩm kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh đến từ Nhật Bản To-Plan Okosama. Sản phẩm rất được ưa chuộng tại Nhật và liên tục xếp top các loại kem dưỡng ẩm da cho em bé tốt nhất. Kem dưỡng Okosama được mệnh danh là kem nẻ em bé số 1, giúp cải thiện làn da khô nứt, bong tróc ở trẻ nhỏ cực hiệu quả.

Kem dưỡng ẩm chống nứt nẻ da cho bé To Plan Okosama có chứa thành phần Lipidure với khả năng giữ nước cao gấp đôi so với Hyaluronic Acid, tạo lớp màng chống thấm nước trên bề mặt da, giúp duy trì độ ẩm trên da ngay cả khi rửa bằng nước.

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?-2
Kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?

Thành phần Ceramide 1, 3 và 6-II kết hợp với nhau khôi phục và củng cố hàng rào bảo vệ da, tăng hiệu quả dưỡng ẩm thẩm thấu và ngăn ngừa dị ứng. Thành phần Collagen chiết xuất từ da cá kích thước siêu nhỏ, thẩm thấu nhanh vượt trội hơn so với collagen chiết xuất từ bì động vật, có tác dụng tăng khả năng giữ nước cho lớp trung bì của da.

3.2. Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh Johnson’s Baby

Kem dưỡng ẩm Johnson’s Baby được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn vì giá thành rẻ và sản phẩm cũng khá phổ biến, dễ tìm mua trong các siêu thị, cửa hàng mẹ & bé. Thành phần chính của kem dưỡng ẩm cho bé Johnson’s Baby chiết xuất từ mầm gạo và sữa tươi nên rất giàu vitamin E, vitamin B, tăng độ ẩm cao cho da mà không gây bí da, giúp da bé luôn mềm mại.

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?-3

3.3. Lotion cho bé Cetaphil

Cetephil là thương hiệu chăm sóc da liễu uy tín của châu Âu, các sản phẩm của Cetaphil rất được ưa chuộng nhờ tính an toàn và dịu nhẹ với cả làn da nhạy cảm. Sữa dưỡng ẩm Cetaphil được chiết xuất từ những thành phần có tác dụng dưỡng ẩm chuyên biệt như Glycerin, Panthenol, vitamin E, chiết xuất quả bơ. Sản phẩm có kết cấu lỏng, dễ thấm vào da, không chứa hương liệu, không paraben, không cồn nên không gây kích ứng da.

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?-4
Kem dưỡng da cho trẻ sơ sinh nào tốt?

3.3. Kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm Dexeryl

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?-5

Kem dưỡng ẩm cho bé Dexeryl của Pháp cực kỳ quen thuộc với các mẹ bỉm sữa. Sản phẩm được biết đến với công dụng dưỡng ẩm sâu, trị nẻ và hỗ trợ cải thiện các vấn đề về da như chàm da, eczema rất hiệu quả. Thành phần chính của kem dưỡng ẩm Dexeryl là vaselina, glicerol. Kem thấm vào da nhanh chóng, không có màu, không mùi, không nhờn dính da.

3.4. Kem dưỡng ẩm da mặt cho trẻ sơ sinh Aveeno Baby

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?-6

Aveeno Baby là sản phẩm kem dưỡng ẩm cho bé đến từ Mỹ. Ngoài kem dưỡng thì hãng cũng rất nổi tiếng với các sản phẩm chăm sóc da cho bé như sữa tắm và kem chống nắng. Thành phần chính của kem dưỡng ẩm Aveeno Baby là bột yến mạch có nguồn gốc từ tự nhiên, giúp duy trì độ ẩm cho da và cân bằng độ pH, giúp hồi phục làn da khô nứt nẻ cho bé nhanh chóng.

3.5. Kem dưỡng ẩm da mặt cho bé Mustela Hydra Bébé

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?-7

Kem dưỡng ẩm Mustela Hydra Bébé được chiết xuất từ thành phần tinh dầu hoa quả, dầu hướng dương, vitamin E, dầu hạnh nhân, bơ hạt mỡ,…Các thành phần giàu chất dưỡng ẩm và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho da của bé. Công thức kem dưỡng ẩm thẩm thấu vào da rất nhanh, không nhờn rít, giúp da bé mịn màng, mềm mại ngay lập tức. Sản phẩm không chứa Paraben, Phthalate và Phenoxyethanol, đã được kiểm nghiệm da liễu và nhi khoa.

Cách cố định cột trong Excel cực đơn giản trong 3 bước

 

Bạn muốn giữ các tiêu đề trên trang tính không bị mất đi khi cuộn chuột? Vậy hãy tham khảo cách cố định cột trong Excel của GhienCongNghe trong bài viết dưới đây nhé.

Cố định cột trong Excel sẽ là cách để chúng ta kiểm soát thông tin dễ dàng trong trường hợp cần thiết. Vậy làm sao để thực hiện cố định 1 cột hay nhiều cột trong Excel? Cùng Tin tức online tìm hiểu những cách cố định cột trong Excel đơn giản sau đây.

Cách cố định cột trong Excel

Cố định cột trong Excel là một cách dễ dàng để đảm bảo rằng các cột dữ liệu đó vẫn hiển thị khi bạn cuộn qua các phần còn lại của trang tính. Điều này cho phép bạn dễ dàng so sánh dữ liệu và văn bản ở nhiều vị trí khác nhau trong trang tính.

Cố định một cột trong Excel

Có thể bạn muốn cố định cột đầu tiên của trang tính, nơi bạn thường hay để các dữ liệu như số thứ tự, họ tên hoặc danh mục nào đó.

Để cố định cột đầu tiên trong trang tính Excel, bắt đầu từ thanh menu trên cùng > Chọn View > Freeze Panes > Freeze First Column.

Điều này sẽ làm cho cột ngoài cùng bên trái hiển thị mọi lúc khi bạn cuộn trang tính sang bên phải.

Cố định nhiều cột trong Excel

Trong trường hợp bạn muốn cố định nhiều cột thay vì chỉ một cột đầu tiên, đây là những gì bạn cần làm:

Bước 1: Chọn cột (hoặc ô đầu tiên trong cột) ở bên phải của cột cuối cùng bạn muốn khóa.

Bước 2: Chuyển đến tab View > Chọn Freeze Panes > Freeze Panes.

Ví dụ: Để cố định hai cột đầu tiên, hãy chọn toàn bộ cột C hoặc ô C1 và chọn vào Freeze Panes.

 

Điều này sẽ khóa hai cột đầu tiên tại vị trí, như được chỉ ra bởi đường viền dày hơn và tối hơn, cho phép bạn xem các ô trong các cột cố định khi bạn di chuyển qua trang tính.

 

Lưu ý:

  • Bạn chỉ có thể cố định các cột ở phía bên trái của trang tính. Không thể cố định các cột ở giữa trang tính.
  • Tất cả các cột bị khóa sẽ hiển thị , bất kỳ cột nào bị khóa sẽ bị ẩn sau khi đóng băng.

Cách hủy cốt định cột trong Excel

Sau khi bạn cố định các cột, lệnh Freeze Panes sẽ biến thành lệnh Unfreeze Panes.

Cụ thể để hủy cố định cột, hãy nhấn vào View > Freeze Panes > Unfreeze Panes.

 

Bây giờ bạn có thể xem tài liệu Excel của mình một cách bình thường.

Trên đây là tất cả những hướng dẫn về cách cố định cột hoặc nhiều cột trong Excel. Ngoài ra, để nâng cao trình độ sử dụng bảng tính Excel của bạn tốt hơn nữa, hãy tham khảo một số bài viết gợi ý dưới đây:

  • 3 cách thêm cột trong Excel đơn giản và nhanh chóng
  • Ô tính là gì? Khái niệm ngay cả những người thành thạo Excel chưa chắc đã biết
  • 3 cách gộp ô trong Excel đơn giản và dễ hiểu dành cho bạn

[HỎI ĐÁP] Sâu răng không nhổ có sao không? Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?

Sâu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến ở mọi lứa tuổi nhưng rất nhiều người băn khoăn sâu răng không nhổ có sao không vì ai cũng ngại chuyện nhổ răng. 

1. Sâu răng có bị lan không?

Sâu răng là tình trạng vi khuẩn hình thành trên mảng máng và lỗ nhỏ trên răng tích tụ gây tổn thương mô cứng, phá hoại cấu trúc răng. Sâu răng thường gặp nhất ở độ tuổi trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi. Sâu răng hoàn toàn có thể lây từ răng này sang răng khác. Sâu răng lây lan còn do yếu tố men răng yếu di truyền từ ông bà, cha mẹ sang con cháu.

[HỎI ĐÁP] Sâu răng không nhổ có sao không? Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?
Sâu răng có lây lan ra răng khác không?

Trường hợp răng không bị sâu mà đau có thể là do men răng yếu, khi ăn đồ lạnh hoặc đồ nóng sẽ khiến các dây thần kinh nhạy cảm gây ê buốt răng. Ngoài ra, cũng có nhiều người răng không hề sâu nhưng vẫn có cảm giác đau là do đau răng khôn, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe xương ổ răng, thiếu canxi. Vậy sâu răng có nên nhổ không?

2. Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?

Để trả lời cho câu hỏi răng số 8 bị sâu có nên nhổ không, trước tiên bạn cần biết răng số 8 là gì và răng số 8 mọc ở đâu. Răng số 8 hay còn được gọi là răng khôn mọc ở vị trí cuối cùng của hàm. Xét về thời gian, răng số 8 là răng mọc muộn nhất vì nó chỉ xuất hiện vào giai đoạn 17-25 tuổi. Vì vị trí mọc khá sâu nên việc vệ sinh răng số 8 sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các răng còn lại.

Các vụn thức ăn dư thừa dễ bị bám lại và mắc kẹt tại vị trí răng số 8, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây sâu răng phát triển mạnh mẽ. Trường hợp răng khôn chưa mọc hết hoặc mọc lệch, mọc chéo sang răng bên cạnh vừa gây ra cảm giác đau đớn lâu ngày, vừa tăng nguy cơ nhiễm trùng răng và sâu răng do vi khuẩn tích tụ dài ngày.

[HỎI ĐÁP] Sâu răng không nhổ có sao không? Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?-1
Sâu răng số 8 có cần nhổ không?

Vậy có nên nhổ hết răng số 8 không? Không nhổ răng số 8 có sao không? Nếu may mắn, răng số 8 của bạn mọc thẳng thì kể cả bị sâu cũng không đáng lo ngại. Bạn không nhất thiết phải nhổ răng số 8 trong trường hợp này. Tuy nhiên, nếu răng số 8 mọc lệch thì bạn nên cân nhắc về việc loại bỏ chiếc răng này đi để tránh vi khuẩn gây sâu răng lan sang răng số 7.

Lưu ý, sâu răng hàm trên có nên nhổ hay răng số 8 sâu có nên nhổ không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi của bạn. Bác sĩ khuyến cáo không nên nhổ răng khôn trong các trường hợp như đang bị ốm, phụ nữ đang có thai, phụ nữ đang có kinh nguyệt.

Ngoài ra, với những ai ở độ tuổi từ 35 trở lên, khung xương đã cứng nên việc nhổ răng sẽ khó khăn hơn, thời gian lấp đầy lỗ sau khi nhổ răng khôn lâu hơn, thời gian điều trị biến chứng sau nhổ răng (nếu có) cũng kéo dài.

Do vậy, với những bạn đang băn khoăn răng số 8 bị sâu có nên nhổ, sâu răng hàm có nên nhổ không hãy tới địa chỉ nha khoa uy tín gần nhất để chụp Xquang cho răng và làm theo chỉ dẫn của nha sĩ nhé. Nhổ răng hàm sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới dây thần kinh nên bạn hãy xem xét thật kỹ có nên quyết định nhổ răng khôn bị sâu hay không.

3. Sâu răng không nhổ có sao không?

Răng sâu không nhổ hay nhổ tùy thuộc tình trạng răng của mỗi người. Có các trường hợp sâu răng nhẹ thì không cần nhổ bỏ. Nha sĩ sẽ giúp bạn trám răng hay hàn răng để bịt lỗ sâu lại, ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục tích tụ bên trong hốc răng. Do vậy, để trả lời được câu hỏi sâu răng không nhổ có sao không thì trước tiên bạn cần tới gặp nha sĩ để được đánh giá về mức độ răng sâu.

[HỎI ĐÁP] Sâu răng không nhổ có sao không? Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?-2
Răng sâu không nhổ có sao không?

Răng sâu lâu ngày không nhổ kết hợp với việc vệ sinh răng miệng kém sẽ dẫn tới các biến chứng như viêm tủy răng, vỡ thân răng, viêm xương hàm. Răng sâu vào tủy sẽ dẫn tới viêm lợi chân răng hay áp xe chóp răng, kèm theo đó là cảm giác đau nhức, ê buốt răng thường xuyên và gây sưng mặt nhiều ngày, lâu dần có thể mất răng.

4. Sâu răng không nhổ phải làm sao?

Với các trường hợp răng sâu nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà để hạn chế ổ sâu lan rộng. Đơn giản là sau mỗi bữa ăn, trước khi đánh răng, bạn hãy vệ sinh răng miệng bằng tăm chỉ hoặc tăm silicone. Đừng quên sử dụng nước súc miệng nữa nhé. Bạn có thể súc miệng với nước muối loãng hoặc sử dụng nước súc miệng có chứa chất kháng sinh nếu đang bị viêm lợi.

Trẻ em là đối tượng dễ bị sâu răng nhất nên cha mẹ hãy giúp con bảo vệ hàm răng xinh chắc khỏe từ sớm với bộ sản phẩm gồm nước súc miệng và gel bôi chống sâu răng Mondahmin Nhật Bản. Thành phần của nước súc miệng Mondahmin có chứa chất Chloride và Xylitol giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng và ngừa sâu răng nhanh chóng chỉ sau 30s.

[HỎI ĐÁP] Sâu răng không nhổ có sao không? Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?-4
Bộ sản phẩm nước súc miệng và gel bôi chống sâu răng cho trẻ em Mondahmin

Đặc biệt, thành phần Chloride còn có khả năng loại bỏ tới 99.9% virus corona trong họng, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong nước súc miệng Mondahmin cho bé còn có thêm thành phần cam thảo giúp chống viêm, bảo vệ nướu và hỗ trợ loại bỏ mảng bám hiệu quả. Gel bôi chống sâu răng có thành phần Fluor giúp men răng chắc khỏe hơn, giảm nguy cơ sâu răng ở trẻ em.

Hướng dẫn 2 cách đăng nhập Messenger trên Google Chrome

 

Cách đăng nhập Messenger trên Google Chrome máy tính

Bạn có thể nhắn tin Messenger mà không cần truy cập vào trang chủ www.facebook.com ngay trên một trang web được Facebook cung cấp cho người dùng chỉ có nhu cầu nhắn tin qua nền tảng này.

Để thực hiện, bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Bạn truy cập https://www.messenger.com đăng nhập. Sau đó, điền đầy đủ thông tin Tên tài khoản và Mật khẩu > Nhấn Đăng nhập.

Bước 2: Sau khi hoàn tất, bạn đã thực hiện thành công cách đăng nhập Messenger trên Google Chrome rồi nhé.

Nếu muốn đăng xuất tài khoản Messenger, chọn vào nút 3 chấm bên cạnh ảnh đại diện của mình > nhấn Đăng xuất để hoàn tất.

Ngoài ra, khi ở trang chủ Facebook, bạn cũng có thể nhắn tin bằng Messenger mà không phải chat thông qua cửa sổ nổi nhỏ và khó nhìn bằng cách sau:

Tại màn hình trang News Feed của Facebook, nhấn vào Xem thêm ở cột bên trái cửa sổ > cuộn chuột xuống dưới và nhấn chọn Messenger > Giao diện nhắn tin toàn diện sẽ được hiển thị với đầy đủ các tính năng nhắn tin thú vị trên Messenger như: Sticker, icon, ảnh GIF,…

Cách đăng nhập Messenger trên Google Chrome điện thoại

Dưới đây là đăng nhập Messenger trên web bằng điện thoại qua trình duyệt Google Chrome.

Bước 1: Đầu tiên, vào ứng dụng Google Chrome trên điện thoại của bạn.

Bước 2: Thực hiện tìm kiếm từ khóa Messenger trên thanh công cụ truy vấn của trình duyệt.

Bước 3: Ở link đầu tiên, chạm giữ một lúc để hiện menu lựa chọn > nhấn chọn Mở liên kết trong cửa sổ mới.

Bước 4: Nhấn vào nút 3 chấm ở góc trên bên phải > tích chọn vào ô Mở như phiên bản máy tính.

Bước 2: Ở thanh menu trên cùng, hãy chọn biểu tượng MessengerXem tất cả trong Messenger.

Thực hiện đăng nhập tài khoản và sử dụng như bình thường song song 2 tài khoản Messenger trên một chiếc điện thoại rồi nhé.

Trên đây là 2 cách đăng nhập Messenger trên Google Chrome ở điện thoại và máy tính cực dễ.

[TƯ VẤN] Bầu nhổ răng được không? Bà bầu bị sâu răng có hàn được không?

Tình trạng sâu răng khi mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu mà còn tác động tới quá trình phát triển của thai nhi. Dược sĩ Omi Pharma sẽ giúp mẹ tìm hiểu bà bầu bị sâu răng có hàn được không, bầu nhổ răng được không, mẹ bầu bị sâu răng phải làm sao. Các mẹ cùng tham khảo để biết cách chữa sâu răng cho bà bầu nhé.

1. Nguyên nhân sâu răng ở bà bầu

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sâu răng ở bà bầu trong giai đoạn mang thai như thay đổi nội tiết tố, thói quen ăn uống, vấn đề vệ sinh răng miệng. Cụ thể, sự thay đổi về hormone estrogen và progesterone sẽ khiến mẹ dễ bị viêm lợi và tăng sự tích tụ của chất vôi trên bề mặt răng khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng, từ đó dẫn tới mẹ bầu bị sâu răng.

Ngoài ra, khi mang thai mẹ thường ăn nhiều bữa trong một ngày hơn so với bình thường nên luôn có axit tồn tại, tăng nguy bào mòn men răng. Đặc biệt, trong giai đoạn ốm nghén, rất nhiều mẹ gặp khó khăn trong việc vệ sinh các răng hàm ở phía trong vì cứ mỗi lần đánh răng hoặc há miệng lớn sẽ luôn có cảm giác buồn nôn. Do đó rất nhiều mẹ bầu bị sâu răng số 8.

[TƯ VẤN] Bầu nhổ răng được không? Bà bầu bị sâu răng có hàn được không?
Vì sao mẹ bầu dễ bị sâu răng?

Hormone nữ tăng cao cũng là nguyên nhân khiến các mẹ bầu dễ bị viêm lợi, mắc bệnh nha chu. Cùng với đó là tình trạng ê răng khi mang thai làm cho mẹ bầu càng khó chịu, khó ăn uống được bình thường. Bà bầu bị sâu răng khôn nếu để lâu không điều trị có thể lan ra các răng xung quanh và tiến triển thành viêm tủy răng, áp xe răng.

Bà bầu bị sâu răng có ảnh hưởng gì không? Mẹ bầu bị đau răng sâu là do vi khuẩn phát triển quá mức. Thậm chí đám vi khuẩn này còn có thể thông qua nướu thâm nhập vào máu và di chuyển tới tử cung. Chúng có khả năng sản xuất một chất gây co thắt tử cung và dẫn đến sinh non.

2. Bà bầu bị sâu răng có hàn được không?

Mẹ bầu bị sâu răng phải làm sao? Để đảm bảo an toàn, mẹ nên trực tiếp tới các nha khoa uy tín. Tại đây nha sĩ sẽ xem xét tình trạng và mức độ sâu răng của mẹ bầu và đưa ra hướng xử lý phù hợp. Mẹ bầu không nên tự ý áp dụng các cách điều trị sâu răng bằng phương pháp dân gian vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nếu thực hiện sai.

Vậy bà bầu có hàn răng được không? Hàn răng (trám răng) là phương pháp dùng vật liệu nha khoa để lấp đầy các khoảng trống của răng. Mục đích của việc hàn răng là khôi phục răng đã hư hỏng do sâu răng, bảo vệ bề mặt răng, ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ.

[TƯ VẤN] Bầu nhổ răng được không? Bà bầu bị sâu răng có hàn được không?-1
Bầu có nên trám răng không?

Tuy nhiên việc mẹ bầu có nên hàn răng hay không còn phụ thuộc vào tuổi thai. Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu được khuyến cáo không nên hàn răng. Nguyên nhân là do 3 tháng đầu cơ thể người mẹ mới mang thai, mẹ dễ ốm nghén, buồn nôn, nôn khan liên tục nên việc trám răng sẽ rất khó khăn. Trong 3 tháng cuối, thai nhi đã tương đối lớn nên mẹ cũng cần giữ ổn định, nên hạn chế các thủ thuật nha khoa.Thời điểm lý tưởng cho việc hàn răng cho mẹ bầu là 3 tháng giữa thai kỳ, từ tuần 14-27.

3. Bà bầu đau răng sâu phải làm sao?

Chắc hẳn rất nhiều mẹ thắc mắc có bầu bị sâu răng phải làm sao? Chữa sâu răng cho bà bầu thế nào? Vệ sinh răng miệng thường xuyên trong thời gian mang thai sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu và sâu răng. Mỗi ngày, mẹ cần đánh răng ít nhất 2 lần và súc miệng với nước muối ấm pha loãng. Việc này giúp loại bỏ các mảng bám và ngăn ngừa viêm nướu rất hiệu quả. Khi phát hiện răng bị sâu, mẹ bầu nên tới nha khoa để bác sĩ kịp thời xử lý.

[TƯ VẤN] Bầu nhổ răng được không? Bà bầu bị sâu răng có hàn được không?-2
Bị sâu răng mẹ bầu nhổ răng được không?

Ngoài ra, trong dân gian cũng lưu truyền các cách trị sâu răng cho bà bầu bằng muối, tỏi, lá lốt hay củ gừng tươi. Tuy nhiên các cách này không phải mẹ nào cũng có thể áp dụng, hiệu quả không triệt để và chỉ thích hợp với các trường hợp sâu răng nhẹ. Nếu mẹ bầu sâu răng khôn thì khó có thể khỏi được.

Bà bầu bị sâu răng nên làm gì? Sau khi ăn, mẹ nên súc miệng hoặc dùng tăm nước, chỉ nha khoa để vệ sinh răng. Khi đánh răng, mẹ nên ưu tiên chọn các loại bàn chải lông mềm, đánh nhẹ tay để tránh làm chảy máu nướu. Dược sĩ Omi giới thiệu với mẹ tăm silicone giúp loại sạch các mảng bám, vụn thức ăn mắc trong kẽ răng, kể cả răng hàm phía sâu bên trong cũng có thể xử lý được.

Tăm silicone Nhật Bản cực kỳ mềm, không làm tổn thương nướu, không gây chảy máu chân răng lại có thêm thành phần bạc giúp kháng khuẩn nhanh chóng. Mẹ nên kết hợp dùng tăm silicone với chải răng thường xuyên để ngừa sâu răng khi mang thai.

4. Bà bầu nhổ răng được không?

Bầu có được nhổ răng sâu không? Bà bầu nhổ răng sâu có sao không? Trong quá trình mang thai, tốt nhất không nên có sự can thiệp nào liên quan tới răng miệng. Trừ trường hợp khẩn cấp bắt buộc mẹ bầu phải nhổ răng hoặc điều trị sâu răng thì mới nên làm.

Vậy bầu có nhổ răng sâu được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên các trường hợp răng sâu nặng khi mang bầu sẽ được bác sĩ chỉ định trám tạm thời thay vì nhổ răng. Trường hợp răng sâu nhẹ thì mẹ không nên quá lo lắng, chú ý vệ sinh răng miệng thật tốt sau khi ăn là được.

Bầu làm răng được không? Nếu mẹ vẫn có ý định can thiệp thủ thuật cho răng thì tốt nhất chỉ nên thực hiện khi thai nhi đã bước sang tháng thứ 4 trở đi hoặc 3 tháng trước khi sinh. Còn ngoài khoảng thời gian này, mẹ bầu không nên đi nhổ răng, trám răng hay làm răng thẩm mỹ.

[TƯ VẤN] Bệnh viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị viêm nha chu. Bệnh viêm nha chu ở trẻ em cần được điều trị sớm. Bài viết giúp ba mẹ nhận biết dấu hiệu viêm nha chu ở trẻ em và cách phòng ngừa cũng như phương pháp điều trị viêm nha chu ở trẻ nhỏ.

1. Bệnh viêm nha chu ở trẻ em là gì?

Nướu lợi, dây chằng, xương ổ răng là các tổ chức mô xung quanh chân răng được gọi chung là nha chu. Viêm nha chu chủ yếu chỉ xảy ra ở phần mô mềm, cụ thể là nướu lợi. Nhưng nếu tình trạng viêm nha chu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới xương ổ răng và khung xương hàm. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu viêm nha chu từ sớm là cực kỳ quan trọng.

Đặc biệt, tình trạng viêm nha chu ở trẻ em xảy ra khá phổ biến vì con trẻ còn nhỏ chưa tự ý thức được việc chăm sóc răng miệng. Vì vậy, cha mẹ cần dành nhiều thời gian để hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Ba mẹ cũng cần theo dõi thường xuyên xem con có bất kỳ dấu hiệu viêm nha chu hay sâu răng nào không.

[TƯ VẤN] Bệnh viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh viêm nha chu ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng viêm nha chu thường gặp ở trẻ em là:

  • Nướu sưng tấy, có màu đỏ
  • Trẻ hay bị chảy máu nướu mỗi khi đánh răng hay ăn uống
  • Có cảm giác nhức nướu, ngứa lợi, ê răng
  • Hơi thở của bé có mùi hôi khó chịu
  • Con gặp khó khăn trong việc nhai, cắn đồ ăn
  • Răng lung lay, phần nướu phình to giữa các kẽ răng
  • Hình thành túi mủ giữa răng và nướu
  • Nướu dần tụt xuống, không bám vào chân răng, làm lộ chân răng

2. Nguyên nhân viêm nha chu ở trẻ em

Bệnh viêm nha chu ở trẻ em bắt nguồn từ thói quen và sở thích ăn uống của trẻ. Các con rất thích ăn đồ ngọt và uống các loại đồ uống có ga. Đây đều là những loại thực phẩm gây hại cho răng vì chúng chứa nhiều đường và axit – thủ phạm hàng đầu khiến cho men răng bị bào mòn và dễ tổn thương.

[TƯ VẤN] Bệnh viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị-1
Vì sao trẻ em dễ bị viêm nha chu?

Thêm vào đó, trẻ chưa có ý thức và chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng, chưa hình thành thói quen đánh răng hay súc miệng sau mỗi bữa ăn. Chính điều này đã khiến cho các mảng bám thức ăn lưu lại lâu hơn trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng gây sâu răng.

Sức đề kháng của trẻ còn non nớt nên răng và nướu của con rất dễ gặp phải sự tấn công của vi khuẩn. Vì răng trẻ con quá nhỏ và mềm nên việc lấy cao răng cho con không đơn giản. Cao răng lâu ngày bám ở chân răng cũng khiến cho trẻ dễ bị viêm nướu.

3. Viêm nha chu ở trẻ em có nguy hiểm không? 

Bệnh viêm nha chu ở trẻ em phát triển theo 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Các mảng bám và cao răng xuất hiện trên bề mặt răng. Vi khuẩn trong cao răng có khả năng tiết ra một loại độc tố gây kích ứng nướu, khiến cho nướu sưng đỏ

Giai đoạn 2: Nướu bị viêm có màu đỏ thẫm hoặc tím, nướu dễ chảy máu khi cắn đồ ăn, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa

Giai đoạn 3: Túi nha chu hình thành, nướu bị viêm bắt đầu sưng phồng lên, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Giai đoạn 4: Viêm nha chu nặng, răng dần lung lay, xô lệch

[TƯ VẤN] Bệnh viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị-2
Viêm nha chu ở trẻ em kéo dài nguy hiểm ra sao?

Hậu quả trước mắt có thể thấy khi trẻ bị viêm nha chu là nướu của bé nhạy cảm hơn nên việc ăn uống của con cũng bị ảnh hưởng. Đối với trẻ đang ở độ tuổi thay răng, viêm nha chu sẽ làm răng con lung lay hoặc rụng răng sớm. Việc răng sữa biến mất quá sớm, chưa kịp định hình thì răng vĩnh viễn sẽ có nguy cơ bị mọc lệch.

Với trẻ đã mọc răng vĩnh viễn, tình trạng viêm nha chu kéo dài sẽ khiến răng con yếu đi, trường hợp răng bị rụng sẽ không có răng nào mọc lại thay thế nữa. Chưa kể xương hàm cũng tiêu biến, khiến trẻ nhai lệch một bên dẫn tới mặt lệch, mất cân đối.

4. Cách điều trị viêm nha chu ở trẻ em

Trước tiên, để phòng và giảm bớt nguy cơ viêm nha chu ở trẻ em tiến triển nặng hơn, tốt nhất ba mẹ hãy hướng dẫn con vệ sinh răng miệng đúng cách sau mỗi bữa ăn. Bé rất ưa đồ ngọt và thơm nên ba mẹ có thể cho con dùng các loại kem đánh răng và nước súc miệng có hương vị quen thuộc như trái cây để con cảm thấy hứng thú với việc chăm sóc răng miệng hàng ngày.

Gợi ý ba mẹ sản phẩm nước súc miệng Mondahmin hương dâu và hương nho cho trẻ từ 3-5 tuổi và trẻ từ 6-15 tuổi. Nước súc miệng Mondahmin có thành phần chính là Chloride với khả năng diệt khuẩn tới 99.9% chỉ sau 30s. Các mảng bám quanh răng nhanh chóng được loại bỏ cùng với vi khuẩn, giúp khoang miệng bé sạch sẽ và thơm mát.

Thành phần Xylitol có tác dụng bảo vệ men răng, hỗ trợ tái tạo men răng cho răng bé chắc khỏe hơn. Thành phần chiết xuất cam thảo giúp bé chống viêm nướu rất tốt. Ba mẹ có thể cho bé dùng thêm gel bôi chống sâu răng với thành phần chính là Flour giúp chống lại axit từ mảng bám và vi khuẩn có trong khoang miệng của con.

[TƯ VẤN] Bệnh viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị-4
Phòng viêm nha chu ở trẻ em bằng cách cho bé khám răng định kỳ

Ba mẹ đừng quên cho bé khám răng định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở nha khoa uy tín nhé. Khi phát hiện bé có các dấu hiệu viêm nha chu, cha mẹ nên cho con gặp nha sĩ sớm để có biện pháp điều trị thích hợp. Trường hợp viêm nha chu nhẹ, nha sĩ sẽ lấy cao răng và kê đơn thuốc cho bé. Trường hợp viêm nha chu nặng có thể phải nhổ răng hoặc thực hiện phẫu thuật để loại bỏ túi mủ ở nướu.

[HỎI ĐÁP] Viêm nha chu bao lâu thì khỏi? Viêm nha chu phải làm sao?

Bất kể ai cũng có nguy cơ bị viêm nha chu, dù là trẻ em hay người lớn. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu, giải đáp cho bạn viêm nha chu bao lâu thì khỏi, viêm nha chu có chữa được không, bị viêm nha chu phải làm sao.

1. Bệnh viêm nha chu có nguy hiểm không?

Viêm nha chu trước hết là tình trạng viêm nhiễm phần mô mềm quanh răng, bệnh có thể ảnh hưởng tới cả xương ổ răng nếu không được điều trị dứt điểm từ sớm. Nguyên nhân chính của bệnh viêm nha chu là do vi khuẩn hình thành trên mảng bám răng. Vi khuẩn tiết ra axit gây ăn mòn men răng, phá hủy răng và nướu. Các mảng bám này bám rất chắc vào chân răng, lâu ngày sẽ tạo thành vôi răng cứng và có mùi hôi.

[HỎI ĐÁP] Viêm nha chu bao lâu thì khỏi? Viêm nha chu phải làm sao?
Vi khuẩn trên mảng bám là nguyên nhân gây viêm nha chu

Để trả lời cho câu hỏi viêm nha chu có nguy hiểm không, trước tiên bạn cần nhận biết các dấu hiệu bị viêm nha chu là gì:

  • Nướu đỏ thẫm, sưng tấy kèm theo cảm giác ngứa và đau
  • Chân răng thường bị chảy máu khi ăn uống hoặc đánh răng
  • Có túi nha chu ở dưới chân răng
  • Tụt nướu, chân răng lộ ra nhiều
  • Hơi thở có mùi hôi nặng
  • Chân răng lung lay
  • Cảm giác răng ê buốt khi ăn đồ nóng/lạnh
[HỎI ĐÁP] Viêm nha chu bao lâu thì khỏi? Viêm nha chu phải làm sao?-1
Các giai đoạn viêm nha chu

Viêm nha chu nếu kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách sẽ giảm nguy cơ phá hủy mô nâng đỡ răng, đồng thời tránh làm tiêu xương ổ răng, không bị lệch răng hay mất răng. Viêm nha chu còn gây hôi miệng khiến nhiều người ngại giao tiếp nên cần xử lý triệt để càng sớm càng tốt.

Viêm nha chu có lây không? Theo các chuyên gia, bệnh viêm nha chu có thể lây qua đường nước bọt khi ăn uống chung. Vi khuẩn gây viêm nha chu sẽ theo nước bọt truyền từ người này qua người khác một cách dễ dàng. Do đó, nếu trong gia đình có bất cứ ai có dấu hiệu viêm nha chu thì cần phải điều trị ngay để tránh ảnh hưởng tới những thành viên khác.

2. Viêm nha chu có chữa được không?

Bệnh nha chu có chữa được không? Câu trả lời là có. Không những chữa được mà bệnh viêm nha chu còn có thể chữa khỏi. Thông thường với các bệnh nhân bị viêm nha chu, nha sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc và cạo vôi răng để làm sạch nướu, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Tuy nhiên bệnh viêm nha chu vẫn có khả năng tái phát nếu việc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo. Sau khi điều trị viêm nha chu, bạn vẫn cần đi tái khám định kỳ 6 tháng/lần để loại bỏ vôi răng mới.

3. Viêm nha chu bao lâu thì khỏi? 

Điều trị nha chu mất bao lâu hay viêm nha chu bao lâu thì khỏi là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Trước hết, bạn phải biết rằng viêm nha chu không bao giờ có thể tự khỏi nếu bạn chỉ đánh răng như bình thường. Bởi khi này các mảng bám trên răng đã bám cứng lại với nhau tạo thành vôi răng xung quanh chân răng. Vôi răng không thể tự rụng ra khỏi răng chỉ bằng cách đánh răng và súc miệng hàng ngày. Bạn sẽ cần tới nha khoa với sự trợ giúp của máy móc để loại bỏ chúng.

[HỎI ĐÁP] Viêm nha chu bao lâu thì khỏi? Viêm nha chu phải làm sao?-2
Bị viêm nha chu bao lâu thì khỏi hẳn?

Trường hợp viêm nha chu nặng, có túi nha chu kèm mủ thì bạn còn phải làm tiểu phẫu để loại bỏ túi nha chu nếu không muốn mất răng. Do đó viêm nha chu bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào việc khi nào bạn phát hiện ra các triệu chứng viêm nha chu và có quyết định điều trị luôn hay không.

4. Bị viêm nha chu phải làm sao?

Viêm nha chu chữa thế nào? Điều trị viêm nha chu bao nhiêu tiền? Về thời gian điều trị cũng như chi phí chữa viêm nha chu sẽ phụ thuộc vào giai đoạn cũng như mức độ viêm của mỗi bệnh nhân. Bạn sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí hơn nếu phát hiện sớm.

Viêm nha chu có thể điều trị bằng thuốc. Bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc hỗ trợ điều trị viêm nha chu như gel giảm đau, chống viêm, viên ngậm chống nhiễm khuẩn, kháng sinh. Bạn cũng nên cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch chân răng và giúp nướu khỏe mạnh hơn

[HỎI ĐÁP] Viêm nha chu bao lâu thì khỏi? Viêm nha chu phải làm sao?-3
Viêm nha chu làm sao hết?

Trường hợp bị viêm nha chu nặng, đã hình thành các túi nha chu thì bệnh nhân sẽ được chỉ định trám  để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào chân răng cũng như tủy răng. Trường hợp viêm cấp, không thể bảo tồn răng được nữa thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng và hỗ trợ phục hình răng bằng phương pháp cấy implant hoặc lắp răng sứ thay thế.

Bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp điều trị viêm nha chu tại nhà bằng phương pháp dân gian. Ưu điểm của cách chữa viêm nha chu này là rẻ, dễ thực hiện nhưng hiệu quả thường không triệt để và chỉ thích hợp với những ai viêm nha chu nhẹ (giai đoạn đầu) mà thôi.

Trẻ em bị viêm nha chu phải làm sao? Tình trạng viêm nha chu ở trẻ em khá cao nên ba mẹ cũng cần chú ý quan sát và nhắc nhở con vệ sinh răng miệng thường xuyên. Trẻ nhỏ bị viêm nha chu thường chậm phát triển do con chán ăn, ăn không ngon miệng, không muốn ăn. Do đó, cha mẹ nên tập cho con thói quen chăm sóc răng miệng từ sớm, trước khi con bước vào giai đoạn mọc răng vĩnh viễn.

Dược sĩ gợi ý ba mẹ bộ sản phẩm nước súc miệng và gel bôi chống sâu răng Mondahmin của Nhật Bản với thành phần chính gồm Chloride, Xylitol, chiết xuất cam thảo và Flour. Các chất này có tác dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa mảng bám, giảm nguy cơ viêm nhiễm nướu lợi và giúp tăng khoáng, bảo vệ men răng bé tốt hơn.

Bộ sản phẩm vệ sinh răng miệng Mondahmin có 2 dòng cho trẻ em từ 3-5 tuổi và cho trẻ từ 6-15 tuổi. Nước súc miệng và gel bôi chống sâu răng có hương vị trái cây thơm dịu, giúp con cảm thấy hứng thú hơn khi chăm sóc răng miệng mỗi ngày sau bữa ăn. Đây là sản phẩm được các bà mẹ Nhật Bản tin dùng và được nha sĩ khuyến khích sử dụng.

Người bị Covid khi nào xông hơi? Hướng dẫn xông mũi trị COVID

Xông hơi được xem là phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị COVID hiệu quả, ít tốn kém hiện nay. Tuy nhiên, người bị COVID khi nào xông hơi? Xông COVID bằng gì? Xông COVID bao lâu thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết này sẽ giải đáp cũng như hướng dẫn chi tiết cho bạn cách xông mũi trị COVID đúng cách, an toàn. 

I. Lợi ích xông hơi – Người bệnh covid-19 có nên xông hơi

Xông hơi là cách dùng nhiệt kết hợp với các loại lá, thảo dược hoặc tinh dầu… tạo ra hơi nóng làm giãn nở các mạch máu dưới da, kích thích lưu thông khí huyết, thúc đẩy tiết mồ hôi để loại bỏ độc tố, các nguyên nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Xông hơi được sử dụng nhiều trong các trường hợp giải cảm, hạ sốt, các bệnh mũi họng, giảm đau, làm đẹp. Đây là biện pháp giải độc tự nhiên đơn giản, hiệu quả.

Với việc phòng ngừa và điều trị COVID-19, xông hơi có thể giúp thư giãn cơ thể, sát trùng mũi họng cũng như tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật. Dựa trên một nghiên cứu khoa học của Đức đăng tải trên tạp chí PLOS cho thấy việc tăng nhiệt độ (lên 40 độ C) có khả năng ức chế sự nhân lên của virus SARS-CoV-2 trên các tế bào biểu mô đường hô hấp. Hay nghiên cứu của Hội vi sinh Mỹ (ASM) cũng công nhân việc tăng nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng lớn tới việc loại bỏ virus trên các bề mặt khác nhau như găng tay, nhựa, thép…

Người bị Covid khi nào xông hơi? Xông covid bao lâu? Hướng dẫn xông mũi trị COVID đúng cách-1
Lợi ích của việc xông hơi với bệnh nhân COVID

Tuy nhiên, bệnh nhân COVID-19 cần lưu ý, do cơ chế gây bệnh do virus corona khác với cơ chế gây bệnh do ngoại cảm phong hàn, việc xông hơi chỉ tác động lên bề mặt niêm mạc chứ không tác động đến virus trong tế bào nên không thể xem việc xông hơi là phương pháp chữa khỏi COVID cũng như ngăn chặn sự lây lan của bệnh.  

II. Người bị COVID khi nào xông hơi

Xông hơi tuy tốt cho người mắc COVID, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên áp dụng. Khi thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp, người bị COVID có thể xông hơi. Ngược lại, vào mùa hè thời tiết nóng bức sẽ không thích hợp. Lý do là bởi, xông hơi mùa hè sẽ làm cơ thể tăng tiết mồ hôi dẫn tới mất nước, làm mất cân bằng điện giải gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, theo Đông y, trong các trường hợp sốt ra mồ hôi nên tuyệt đối kiêng xông hơi để tránh làm bệnh tình nặng hơn. Các bệnh nhân COVID-19 sốt không ra mồ hôi cũng nên chú ý điều này. Cách tốt nhất là tránh xông hơi toàn thân, trực tiếp vào người.

III. Xông covid bằng gì? 

1. Xông mũi bằng tỏi

Theo Đông Y, tỏi là vị thuốc có vị cay, tính ấm, quy về kinh tỳ, phế, vị. Trong tỏi chứa hoạt chất kháng khuẩn mạnh là allicin, được xem như chất kháng sinh tự nhiên, tiêu diệt vi trùng. Bệnh nhân COVID có thể kết hợp xông tỏi với xông sả gừng để làm giảm các triệu chứng của bệnh, vệ sinh mũi họng, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Cách 1: Cho tỏi cùng các dược liệu đã chuẩn bị (sả, gừng, lá bưởi…) vào nồi đầy nước, đun cho đến khi sôi lăn tăn thì mở nắp để hơi nóng khuếch tán khắp phòng. Có thể xông mũi trực tiếp hoặc xông phòng ở, nơi làm việc. Lưu ý, nếu xông nơi ở, phòng làm việc cần phải đóng kín phòng.
  • Cách 2: Củ tỏi lột sạch vỏ, đâm nhuyễn (lưu ý: không dùng cách khác như băm hoặc xay). Liều lượng: 1 củ tỏi to với 1 lít nước, trong trường hợp tỏi nhỏ có thể tăng số lượng lên. Sau khi đâm nhuyễn, để yên trong vòng 5 phút để hoạt chất allicin được tạo đầy đủ trong tỏi. Cho tỏi vào 1 lít nước sôi rồi tiến hành xông trong khoảng 10 đến 15 phút bằng cách trùm khăn vải che đầu và cổ. Lưu ý: Chỉ xông mũi. Khi xông, hít thật mạnh để lấy được hỗn hợp hơi nước và allicin vào phổi. Sau khi xông xong, chú ý lau khô mặt và không ra gió.
Người bị Covid khi nào xông hơi? Xông covid bao lâu? Hướng dẫn xông mũi trị COVID đúng cách-2
Kết hợp xông tỏi với các dược liệu như sả, gừng trị COVID

2. Xông dầu tràm trị COVID

Dầu tràm trà được ép hoặc chưng cất từ cây họ Tràm. Cùng với tỏi, tinh dầu tràm trà được sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ ngăn ngừa virus gây cảm cúm, ho nhờ 2 hợp chất có tính kháng khuẩn mạnh là α-Terpineol và Eucalyptol.

Người bị Covid khi nào xông hơi? Xông covid bao lâu? Hướng dẫn xông mũi trị COVID đúng cách-3

Để xông dầu tràm trị COVID, lấy 1 lượng tinh dầu vừa đủ ( 2-4ml) hòa tan với ethanol 75% rồi cho vào bình xịt, xịt khắp phòng. Ngày xịt từ 2 – 3 lần. Lưu ý: Khi xịt phòng nên đóng kín cửa.

3. Xông dầu gió trị COVID

Dầu gió là sản phẩm chứa chủ yếu là tinh dầu bạc hà, ngoài ra có thể có khuynh diệp, quế, tràm, …có tác dụng giảm sốt, giảm đau, tác dụng sát trùng. Đối với việc xông dầu gió trị COViD, người dùng cần nên xem đây là biện pháp hỗ trợ, không phải là biện pháp chữa trị COVID.

4. Xông COVID bằng các loại lá

Bệnh nhân COVID có thể kết hợp các loại lá như lá ổi, hương nhu, lá bưởi… tinh dầu hóa hơi của các loại thảo dược này sẽ giúp bệnh nhân COVID thư giãn, dễ chịu hơn, làm sạch khoang miệng, mũi họng. Chi tiết xông mũi trị COVID sẽ được hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Người bị Covid khi nào xông hơi? Xông covid bao lâu? Hướng dẫn xông mũi trị COVID đúng cách-4
Xông COVID bằng các loại dược liệu giúp cơ thể dễ chịu, thoải mái

4. Xông mũi trị COVID đúng cách

Xông hơi hay xông mũi trị COVID đúng cách sẽ hỗ trợ cải thiện quá trình hồi phục bệnh của bệnh nhân COVID. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bệnh nhân COVID có thể tiến hành xông mũi covid đúng cách như sau:

  • Chuẩn bị các loại lá xông hơi như sau: Lá bưởi, gừng, tỏi, chanh,sả,  bạc hà, kinh giới, hoắc hương, tía tô, tràm gió, húng quế …
  • Cách thực hiện: Có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp tất cả các dược liệu với nhau, cho vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi lăn tăn. Mở nắp để hơi nóng khuếch tán.
  • Cách xông mũi trị Covid đúng cách: Người bệnh ở tư thế ngồi, che đầu và cổ bằng khăn mềm hoặc vải mềm để hơi nóng từ nồi xông trực tiếp đi vào lỗ mũi. Xông trong khoảng 10 phút đến 15 phút, từ 1 – 2 lần/ ngày. Lưu ý: Chỉ nên xông hơi tại vùng mũi họng, không nên xông toàn thân để tránh mất nước quá nhiều.
Người bị Covid khi nào xông hơi? Xông covid bao lâu? Hướng dẫn xông mũi trị COVID đúng cách-5
Cách xông covid đúng cách

5. Những lưu khi xông mũi trị COVID

  • Chú ý thời gian xông COVID: Xông COVID bao lâu?Thời gian xông hơi trong khoảng 10 phút. Không nên xông quá lâu hoặc liên tục dễ dẫn tới ra mồ hôi ra quá nhiều mất nước hoặc làm tổn thương niêm mạc mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, phát triển;
  • Bệnh nhân COVID chỉ nên xông mũi họng, không nên xông trực tiếp toàn thân để tránh ra mồ hôi quá nhiều, gây mất nước, rối loạn điện giải, đặc biệt là khi đang sốt cao;
  • Với trẻ em xông hơi, người già yếu hoặc suy nhược cơ thể: cần có người hỗ trợ khi xong để tránh bị ngã;
  • Trong khi xông, nếu cảm thấy tức ngực, khó thở, choáng váng hoặc phát sinh các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần dừng ngay việc xông;
  • Bên cạnh việc xông hơi, bệnh nhân COVID-19 nên thường xuyên vệ sinh/ sát khuất tại chỗ mũi – họng – miệng bằng cách sử dụng các sản phẩm như nước muối súc miệng, súc họng, xịt họng có nguồn gốc dược liệu để làm sạch đường hô hấp trên. Xịt họng keo ong Propobee, Vitatree, Maxibee là những sản phẩm được tin dùng hiện nay.

Bài viết đã giải đáp Người bị Covid khi nào xông hơi? Xông covid bao lâu cũng như tư vấn cách xông cho người mắc COVID-19 an toàn và hiệu quả cho người mắc COVID.

Cách Sử Dụng Hiệu Ứng Làm Đẹp Khi Call Video Zalo

Phần mềm làm đẹp khi gọi video Zalo

Để có thể trở nên đẹp đẽ hơn khi gọi video bằng ứng dụng Zalo, bạn chỉ có thể thực hiện chúng trên điện thoại Android. Đối với iPhone, vẫn chưa có cách nào để có thể vừa gọi video vừa dùng được filter làm đẹp gương mặt. Bạn đọc lưu ý vấn đề này nhé.

Cách gọi video Zalo bằng B612

Một phần mềm làm đẹp khi gọi video Zalo được các bạn trẻ cực kỳ ưa chuộng hiện nay đó chính là B612.

Về căn bản, đây là một ứng dụng chụp hình làm đẹp với rất nhiều hiệu ứng xinh xắn. Đặc biệt, bạn có thể liên kết camera của ứng dụng này với Zalo để có thể sử dụng hiệu ứng của ứng dụng khi call video Zalo.

Các bước làm cụ thể như sau:

Bước 1: Vào ứng dụng Cài đặt trên điện thoại.

Bước 2: Tại đây, bạn tìm đến mục Lối tắt và trợ năng và lựa chọn Khuôn mặt làm đẹp cho cuộc gọi video.

Bước 3: Khi gọi video trên Zalo, bạn hãy tận dụng camera của B612 để có thể được sử dụng các hiệu ứng độc đáo và xinh xắn của ứng dụng này bạn nhé.

Nếu bạn chưa có ứng dụng B612 trên máy, hãy tải ngay phiên bản cho Android hoặc iOS.

Ứng dụng này hoàn toàn miễn phí, bạn có thể thoải mái sử dụng các Sticker, icon hoặc hiệu ứng có sẵn được thiết lập trên ứng dụng.

Gọi video Zalo đẹp trên điện thoại Vivo

Nếu bạn đang sử dụng điện thoại Vivo thì bạn không cần quá lo lắng về việc tìm kiếm một phần mềm làm đẹp khi gọi video Zalo. Tất cả đều được tích hợp sẵn trên camera của chiếc điện thoại này.

Việc bạn cần làm chỉ là làm theo 2 bước dưới đây mà chúng tôi hướng dẫn:

Bước 1: Vào mục Cài đặt (Settings) > chọn Cài đặt khác (More settings) và chọn > Làm đẹp cho cuộc gọi video (Face beauty for video call).

Gọi video Zalo đẹp trên điện thoại VivoGọi video Zalo đẹp trên điện thoại Vivo

Bước 2: Một danh sách các ứng dụng cần truy cập camera sẽ được hiện lên, bạn chỉ việc nhấn nút bật cho ứng dụng Zalo để kích hoạt tính năng làm đẹp là hoàn thành.

Sau đó, mỗi lần bạn gọi video trên Zalo thì chiếc điện thoại Vivo sẽ tự động thiết lập các chế độ làm đẹp cho cuộc gọi. Cực kỳ nhanh chóng và tiện lợi đúng không?

Cách gọi video Zalo có hiệu ứng

Sau nhiều lần cập nhật ứng dụng, đến phiên bản mới nhất, Zalo đã không còn các hiệu ứng khi gọi video call. Điều này cũng một phần giúp cho trải nghiệm cuộc gọi được tối ưu và mượt mà hơn.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng các sticker, icon dễ thương để bày tỏ cảm xúc khi đang trong cuộc gọi video call với đối phương hoặc sử dụng các ứng dụng từ bên thứ ba như B612.

Với những phần mềm làm đẹp khi gọi video Zalo mà chúng tôi giới thiệu, cuộc gọi video của bạn sẽ trở nên sống động và thú vị hơn bao giờ hết.