Mụn nhọt ở mông có nguy hiểm không? 9 cách xử trí đơn giản, hiệu quả

Mụn nhọt ở mông là tình trạng viêm da thường gặp do bộ phận này được che chắn kín đáo, tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn dẫn tới viêm. Vậy, mụn nhọt ở mông có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và những cách xử trí mụn nhọt ở mông đơn giản, hiệu quả trong bài viết này nhé!

Mụn nhọt ở mông hình thành do đâu?

Mụn nhọt ở mông hình thành do sự phát triển của đám vi khuẩn tại vùng da mông khi da bị bó sát, ngồi nhiều hoặc vệ sinh không đúng cách vv…Mụn ở mông đa phần là mụn trứng cá gây ra bởi vi khuẩn kị khí P.acnes với đặc điểm là những đốm mụn viêm nhỏ, trắng, sần sùi. Ngoài ra, cũng có thể là mụn nhọt, gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus với đặc điểm là mụn viêm sưng đau, ngòi mủ màu trắng vàng, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm.

Nguyên nhân phổ biến hình thành nên mụn nhọt có thể kể đến như:

  • Do lối sống kém vệ sinh, sạch sẽ: Vệ sinh vùng da mông không đúng cách, thường xuyên mặc đồ bó sát, đồ ẩm ướt hoặc dùng chung đồ với người khác, đặc biệt là với người hay bị mụn nhọt cũng khiến cho mụn nhọt ở mông phát triển;
  • Thói quen ngồi nhiều: Ngồi nhiều, tì sát mông vào các bề mặt khiến cho mồ hôi, bụi bẩn và da chết bị tích tụ, dẫn tới viêm nang lỗ chân lông hình thành nên mụn;
  • Cạo lông, tẩy lông không đúng cách: khiến da bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập và gây mụn nhọt;
  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Ăn nhiều đồ cay nóng, ăn ít rau, thiếu chất xơ hoặc sử dụng nhiều các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất bảo quản khiến việc đào thải của gan bị quá tải, suy giảm chức năng gan và gây ra mụn nhọt ở mông. Ngoài ra, các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột cũng tăng nguy cơ mụn nhọt ở mông;
  • Thay đổi nội tiết tố: Thay đổi nội tiết tố cũng ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể, khiến tăng hoặc giảm tiết dầu và dẫn tới hình thành nên mụn, nhất là với đối tượng nữ giới do phải trải qua chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng hoặc giai đoạn mang thai.
  • Làm việc căng thẳng, stress: Stress công việc, cuộc sống gây rối loạn một số chức năng trong cơ thể, dẫn tới mụn nhọt ở mông cũng như bất kỳ vị trí nào trên cơ thể
  • Do viêm da: Các bệnh về da như viêm nang lông (nguyên nhân chủ yếu nhất), dày sừng nang lông, bệnh áp xe da … cũng là những nguyên nhân khiến da mông nổi mụn nhọt.
  • Do di truyền: Các bác sĩ cho rằng, bố mẹ hay mắc các bệnh về da thì con của họ sinh ra cũng dễ gặp các vấn đề tương tự.

Mụn nhọt ở mông ban đầu xuất hiện gây cộm, khó chịu và cản trở hoạt động hàng ngày. Khi mụn to dần kèm mủ dịch bên trong lên gây sưng đau, tấy đỏ rất khó chịu. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, mụn nhọt có thể gây ra những biến chứng khó điều trị và để lại sẹo thâm mất thẩm mỹ.

Xem ngay:  Viên uống trắng da có tốt không? Gợi ý viên uống trắng da tốt hiệu quả nhất hiện nay

Mụn nhọt ở mông có nguy hiểm không?

Mụn nhọt ở mông không quá nguy hiểm nếu biết cách xử lý sớm. Chúng sẽ tự vỡ đi khi “mụn chín” và da sẽ lành lại sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, không nên chủ quan xem thường, nhất là với loại mụn nhọt gây ra bởi tụ cầu khuẩn vàng. Loại vi khuẩn này nếu không cẩn thận có thể xâm nhập theo đường máu, gây bệnh cho các cơ quan trong cơ thể như gan, phổi, tim vv… đe dọa tới tính mạng. Đặc điểm phát hiện là sưng tấy tại vùng da mụn nhọt sau khi mụn vỡ, sốt cao, mệt mỏi…, trường hợp này người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

9 cách xử trí mụn đơn giản, hiệu quả

1. Vệ sinh bằng nước muối sinh lý hàng ngày và loại bỏ các yếu tố nguy cơ

Mụn nhọt ở mông nên được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, bằng các chất có khả năng sát trùng nhẹ như nước muối sinh lý hoặc nước lá chè xanh… Sau khi vệ sinh, nên lau khô vùng da mông bị mụn. Thực hiện đều cho đến khi mủ chín, vỡ ra và lành lại. Nếu tình trạng không thuyên giảm, bạn có thể đến thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, nên lựa chọn quần áo khô thoáng để tránh bó sát mụn làm mụn bị vỡ quá sớm.

2. Trị mụn bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn và khử trùng mạnh, cụ thể, nghiên cứu chỉ ra rằng, dầu tràm trà có khả năng trị 2 loại vi khuẩn gây mụn nhọt trên da là P. acnes và S. Epidermidis. Do đó, có thể sử dụng tinh dầu tràm trà xử trí mụn nhọt trứng cá ở mông đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, không nên thoa trực tiếp tinh dầu tràm trà lên da vì nó có thể gây bỏng rát, kích ứng. Thay vào đó, hãy trộn nó với một loại dầu nền (dầu ô liu, hoặc dầu dừa) để giảm khả năng gây kích ứng.

Chuẩn bị

  • 1 giọt dầu tràm trà
  • 5 giọt dầu nền (dầu ô liu hoặc dầu dừa)

Cách thực hiện 

Trộn 1 giọt dầu tràm trà với 5 giọt dầu oliu hoặc dầu dừa. Chấm dung dịch đó lên vết mụn bằng tăm bông sạch. Bôi mỗi ngày từ 1 – 2 lần cho đến khi mụn khỏi hẳn.

3. Tránh các món cay nóng, gây mụn

Các món đồ cay nóng, nhiều đường, tinh bột là nguyên nhân gây ra mụn. Do đó, khi bị mụn nhọt ở mông, bạn nên tránh sử dụng những thực phẩm này. Thay vào đó, tăng cường bổ sung rau hoặc chất xơ để giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Có thể sử dụng các loại trà tự nhiên có tính thanh mát như trà diếp cá, trà xanh vv… để giảm mụn.

4. Xử trí mụn nhọt bằng tinh bột nghệ

Trong tinh bột nghệ chứa hàm lượng cao hoạt chất curcumin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm sưng. Do đó, xử trí mụn nhọt ở mông bằng tinh bột nghệ là phương pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Tinh bột nghệ: 1 thìa cà phê
  • Nước hoặc sữa

Cách thực hiện

Bạn có thể uống hoặc đắp tinh bột nghệ lên vết mụn nhọt. Với cách uống, hãy pha nó với nước hoặc sữa. Với cách bôi, cho tinh bột nghệ vào nước, trộn thành dạng sệt rồi đắp lên vùng bị mụn nhọt. Dùng gạc sạch hoặc bông y tế cố định lại. Thực hiện mỗi ngày để cải thiện tình trạng mụn.

Xem ngay:  Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

5. Dùng lá sen trị mụn nhọt

Bên cạnh tinh bột nghệ, sử dụng lá sen điều trị nhọt ở mông cũng là phương pháp đơn giản, hiệu quả. Trong thành phần lá sen có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn giúp vết thương, vết mủ mau lành.

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị như sau: Lá sen giã nát hoặc cuống lá sen dùng để nấu nước uống

Cách thực hiện: Lá sen giã nát, đắp lên vùng nhọt khoảng 15 phút mỗi ngày cho đến khi nhọt khỏi hẳn.

6. Xử trí nhọt ở mông bằng lá trầu không

Lá trầu không là loại thuốc chữa các bệnh ngoài da hiệu quả nhờ hoạt chất Chavicol kháng khuẩn, chống viêm và làm lành vết thương.

Cách thực hiện: Bạn có thể lấy lá trầu không tươi giã nát và đắp lên vùng mụn nhọt. Nằm úp, thư giãn trong thời gian nhất định rồi tháo hỗn hợp ra. Rửa sạch và lau khô vết mụn. Thực hiện hàng ngày cho đến khi mụn nhọt hết hẳn

7. Xử trí mụn ở mông bằng trà xanh

Trà xanh được biết đến với các loại đồ uống khác nhau cũng như ứng dụng rộng rãi trong mỹ phẩm với những lợi ích tuyệt vời của nó. Ngoài ra, sử dụng trà xanh trị mụn nhọt cũng là phương pháp tự nhiên xử trí mụn tại nhà đơn giản, tiết kiệm. Trong thành phần của trà xanh có những hợp chất chống kháng khuẩn chống viêm rất tốt như tanin, flavonoid, đặc biệt là hợp chất EGCG có khả năng hạn chế tiết bã nhờn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn P.acnes gây nên mụn trứng cá.

Cách thực hiện: pha tinh bột trà xanh với nước thành dung dịch chiết xuất 2-3%, thoa lên vùng da mông bị mụn để cho mụn thuyên giảm và khỏi hẳn.

8. Xử trí mụn bằng rau diếp cá

Khoa học chỉ ra rằng, trong thành phần rau diếp cá có thành phần decanoyl-acetaldehyd  có khả năng ức chế tụ cầu khuẩn, liên cầu, phế cầu,… Đây cũng là loại cây dễ tìm quanh nhà, do đó, có thể sử dụng rau diếp cá trị mụn nhọt rất tốt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lấy 1 nắm diếp cá tươi, rửa với nước sạch để ráo nước.

Cách thực hiện: Rau má giã nát, đắp lên phần mụn nhọt da mông. Ngày thay 1 lần cho đến khi mụn nhọt lành hẳn.

Xem thêm: Trà diếp cá Yuwa Nhật Bản thanh nhiệt, giải độc

 9. Xử lý nhọt ở mông bằng công nghệ cao

Hiện nay, xử trí mụn nhọt có thể thực hiện bằng công nghệ cao không gây đau, không để lại sẹo thâm và đau đớn. Bạn có thể xem xét phương pháp này, tuy nhiên, tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi điều trị nhọt bằng công nghệ cao.

*Lưu ý: Các phương pháp trên đây có thể áp dụng với tình trạng mụn nhẹ, mụn nhỏ, mụn trứng cá thông thường… Nếu trường hợp mụn nhọt ở mông nặng hơn, mụn nhọt chùm, to, người bệnh tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xử trí mụn kịp thời.

Phòng ngừa mụn nhọt ở mông tái phát

Mụn nhọt ở mông rất dễ tái phát, do đó, biện pháp phòng ngừa mụn nhọt ở mông đó là:

  • Duy trì lối sống khoa học, hợp vệ sinh: tắm rửa sạch sẽ hằng ngày, không mặc chung quần áo với người khác, không thức quá khuya hoặc làm việc quá sức, stress…
  • Ăn nhiều rau, hoa quả và hạn chế các thực phẩm như đường, tinh bột, thực phẩm chứa chất bảo quản
  • Thường xuyên chăm sóc vùng da mông bằng cách tẩy da chết, dưỡng ẩm, mặc đồ khô thoáng…
  • Thường xuyên đi lại, tránh ngồi ì một chỗ quá lâu