Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa

Bệnh vảy nến là bệnh viêm da mạn tính, cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải. Hiện trên thế giới có khoảng 3% dân số bị bệnh vảy nến. Vậy nguyên nhân gây bệnh vảy nến là gì, dấu hiệu, triệu chứng của bệnh vảy nến như thế nào? 

1.Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến hay vẩy nến là một căn bệnh viêm da mạn tính, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh vảy nến tiếng anh là Psoriasis. Dấu hiệu điển hình của các bệnh nhân mắc bệnh vảy nến là da xuất hiện các mảng sần, đỏ và bong vảy trắng li ti. Vảy nến là bệnh mãn tính nên không thể chữa dứt điểm, bệnh có thể tái phát nhiều lần nếu người bệnh không có biện pháp kiểm soát.

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa
Bệnh vảy nến là gì? Có chữa được hay không?

Bệnh vảy nến không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, đau đớn mà còn ảnh hưởng tới việc sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Các mảng da bong tróc, mẩn đỏ khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi để lộ vùng da bị vảy nến, ngại giao tiếp với những người xung quanh. Đáng buồn là tỷ lệ bệnh nhân mắc chứng vảy nến ngày càng gia tăng với nhiều biến thể khác nhau.

2. Bệnh vảy nến có lây không?

Vảy nến là bệnh da liễu nên khá nhiều lo ngại không biết bệnh vảy nến có lây không, nếu có thì bệnh vảy nến lây qua đường nào. Các bác sĩ cho biết vảy nến không phải bệnh truyền nhiễm nên không lây lan từ người này qua người khác. Không có chuyện bệnh vảy nến lây qua đường hô hấp hay chạm vào da của người bệnh.  Các vùng da bị vảy nến không lan từ bên này qua bên khác. Do đó, bạn không cần quá lo lắng khi tiếp xúc trực tiếp với người bị vảy nến.

Cơ thể chúng ta có quy trình thay da tự nhiên định kỳ. Sau một khoảng thời gian, các tế bào da chết cằn cỗi bong ra và được thay thế bằng các tế bào mới. Tuy nhiên, ở bệnh nhân bị vảy nến thì quá trình thay da nhanh gấp 10 lần bình thường. Các tế bào da cũ bị tích tụ lại, không kịp rụng đi, tạo thành mảng trắng dày. Vì thế, ngay cả khi bạn đắp chung chăn, mặc chung quần áo với người bị bệnh vảy nến cũng khó mà lây bệnh được.

3. Nguyên nhân bệnh vảy nến

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh vảy nến nhưng có thể xếp thành 2 nhóm chính là: vảy nến do yếu tố di truyền và vảy nến do yếu tố ngoại sinh. Ngoài ra bệnh vảy nến cũng liên quan tới chứng rối loạn miễn dịch tế bào, khiến các tế bào lympho T không phân biệt được tế bào khỏe mạnh với tế bào bị bệnh, vô tình làm da bị tổn thương.

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa-1
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Với các bệnh nhân bị vảy nến do yếu tố di truyền thường khởi phát bệnh khá sớm và dễ lan ra toàn thân. Bệnh vảy nến di truyền có diễn tiến bất ổn và thường xảy ra ở độ tuổi từ 16-22. Bệnh vảy nến do yếu tố ngoại sinh thường gặp ở các bệnh nhân bị bỏng nắng, dùng thuốc corticosteroid trong thời gian dài, nhiễm trùng da, phẫu thuật, hút thuốc, căng thẳng kéo dài,…Nếu người bệnh có sẵn yếu tố di truyền thì bệnh vảy nến sẽ nặng thêm nếu gặp phải các tác nhân này.

Xem ngay:  [REVIEW] Kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh loại nào tốt?

4. Các triệu chứng bệnh vảy nến

Dấu hiệu rõ nhất của bệnh vảy nến là những mảng da dày, mẩn đỏ và có vảy trắng hoặc bạc. Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở nhiều vùng da với các triệu chứng và thể bệnh khác nhau:

Bệnh vảy nến thể mảng: thường xuất hiện các mảng da đỏ, bong tróc ở vùng khuỷu tay, đầu gối và lưng dưới.

Bệnh vảy nến mủ: xuất hiện các vùng da bong tróc, nổi mụn mủ ở da tay và chân.

Bệnh vảy nến thể giọt: vùng da bị tổn thương xuất hiện rải rác như hình giọt nước.

Bệnh vảy nến ở móng tay: móng tay dày lên, có các lỗ nhỏ li ti.

Bệnh vảy nến ở vùng kín (vảy nến sinh dục): xuất hiện ở vùng da xung quanh bộ phận sinh dục, da đỏ, ít bong tróc nhưng gây ngứa và đau dữ dội.

Bệnh viêm khớp vảy nến: các ngón tay, ngón chân, đầu gối sưng đỏ lên, có thể bị biến dạng, vùng da xung quanh đỏ rực, có kèm theo mảng bong tróc lớn màu trắng.

Bệnh vảy nến da đầu: trên da đầu xuất hiện các mảng da dày màu trắng, to hơn gàu nhiều lần.

Bệnh vảy nến nếp gấp: thường xuất hiện ở những vùng nếp gấp của da như mông, háng, nách,…

Bệnh vảy nến hồng gibert: các mảng da nhỏ màu hồng, hình bầu dục, viền đậm, tróc vảy nhẹ. Dễ xuất hiện ở vùng chân ngực, lưng, bụng, cổ, cẳng tay,…

5. Điều trị bệnh vảy nến

Vì là căn bệnh mãn tính nên cho tới nay vẫn chưa có phương pháp trị vảy nến nào dứt điểm hoàn toàn. Người bệnh chỉ có cách phòng ngừa và giảm bớt tần suất bệnh tái phát. Dược sĩ Omi gợi ý cho bạn các loại thuốc điều trị bệnh vảy nến hiệu quả cũng như một số cách chữa bệnh vảy nến bằng đông y, thảo dược tự nhiên ngay tại nhà.

5.1. Thuốc chữa vảy nến

Đối với bệnh vảy nến, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân các loại thuốc bôi ngoài da như:

  • Salicylic 5%
  • Dibetalic
  • Neutasol
  • Fluocinolon
  • Tempovate
  • Betamethason
  • Dermovate
Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa-2
Thuốc bôi trị bệnh vảy nến

Trong trường hợp bệnh vảy nến tiến triển nặng, bệnh nhân cần kết hợp uống thuốc với trị liệu bằng ánh sáng. Ngoài ra, người bệnh nên biết thêm một vài cách chữa bệnh vảy nến hiệu quả bằng thảo dược tự nhiên. Bệnh nhân có thể tìm mua các loại thuốc chữa vảy nến tại hệ thống nhà thuốc Omi Pharma.

5.2. Chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian

a. Chữa vảy nến bằng lá trầu không

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa-3
Chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không

Lá trầu không có chứa các loại tinh dầu và các hoạt chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng chống viêm và sát khuẩn. Cách dùng lá trầu không trị bệnh vảy nến tại nhà như sau:

Cách 1: Đun sôi lá trầu không, rau răm, muối hột và hoa dâu với 2 lít nước trong 15 phút. Dùng nước đó để tắm hoặc ngâm. Phần bã đem vò nhẹ và chè hoặc đắp lên vùng da bị vảy nến.

Cách 2: Lá trầu không rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên da. Thực hiện đều đặn 3 lần/tuần cho tới khi các triệu chứng giảm đi.

b. Điều trị vảy nến bằng lô hội

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa-4
Mẹo trị vảy nến bằng lô hội

Lô hội (nha đam) có tác dụng giữ ẩm và phục hồi da, làm mềm vùng da bị vảy nến. Cách chữa vảy nến bằng nha đam như sau:

  • Lá lô hội tươi rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ và đem phần cùi đi xay nhuyễn.
  • Thoa phần gel lô hội vừa xay lên vùng da bị vảy nến cần điều trị, massage nhẹ nhàng.
  • Rửa sạch da với nước mát sau 20 phút đắp gel lô hội.
  • Thực hiện đều đặn 3-4 lần/tuần.
Xem ngay:  Cách cho trẻ ăn rong biển để tốt cho sức khỏe

c. Mẹo chữa vảy nến bằng lá khế

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa-5
Dùng lá khế chữa vảy nến thế nào?

Lá khế có tác dụng tiêu viêm, sát trùng và giải độc. Đắp lá khế lên da có thể làm giảm tình trạng da bong tróc và giúp da lành nhanh hơn. Cách trị vảy nến với lá khế như sau:

Cách 1: Đun lá khế, trầu không, lá ổi, lược vàng với 2 lít nước trong 20 phút. Dùng nước này để tắm hoặc ngâm. Phần bã vò nhẹ và đắp lên da.

Cách 2: Lá khế lấy 1 nắm, rửa sạch rồi giã nát hoặc cho vào máy xay lấy nước. Đun sôi nước ép lá khế rồi uống ấm. Uống 2-3 lần/tuần là được.

d. Trị vảy nến bằng dầu dừa tại nhà

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa-6
Dầu dừa chữa vảy nến hiệu quả không?

Dầu dừa có chứa các axit béo như oleic, panmitic, linoleic, lauric với tác dụng chính là kháng khuẩn, làm mềm da, ngăn ngừa lớp sừng hình thành trên da và hạn chế bệnh vảy nến tiến triển nặng hơn. Cách chữa vảy nến bằng dầu dừa như sau:

Cách 1: Thoa trực tiếp dầu dừa nguyên chất lên vùng da bị vảy nến. Massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút, để dầu dừa trên da tối đa 1 tiếng rồi dùng khăn mềm lau da.

Cách 2: Trộn dầu dừa với gel lô hội, thoa hỗn hợp này lên da. Sau 30 phút rửa lại với nước sạch.

e. Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa-7
Chữa vảy nến bằng lá lốt tại nhà

Lá lốt có tác dụng chữa á sừng, giúp giảm ngứa da và phòng ngừa viêm nhiễm. Trị vảy nến bằng lá lốt tại nhà với cách sau: đun sôi 1 nắm lá lốt (nguyên cành và lá) với 2 lít nước trong 15 phút. Để nguội rồi tắm hoặc ngâm mình trong nước lá lốt.

6. Bệnh vảy nến nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Với các bệnh nhân bị vảy nến, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng là một cách chữa vảy nến hiệu quả. Cụ thể, bị vảy nến nên kiêng các loại thực phẩm như:

  • Thịt đỏ;
  • Sữa;
  • Tinh bột;
  • Lúa mì, lúa mạch;
  • Bia, rượu;
  • Thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn;
  • Thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo.
Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa-8
Bệnh nhân bị vảy nến nên hạn chế ăn thịt đỏ

Để kiểm soát được bệnh vảy nến, người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin C, E, beta carotene, axit béo như omega 3, omega 6. Dược sĩ Omi Pharma khuyên bệnh nhân nên ăn các loại trái cây, rau củ như: bông cải xanh, rau cải xoăn, rau bina, các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, kiwi,…

7. Cách phòng ngừa bệnh vảy nến

Chữa dứt điểm vảy nến rất khó nhưng để hạn chế bệnh diễn tiến thường xuyên thì rất đơn giản. Bạn hãy áp dụng các cách sau nhé:

  • Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian 9-16h;
  • Khám da liễu định kỳ, khám sức khỏe tổng quát 1-2 lần/năm;
  • Chăm sóc da kỹ càng, dưỡng ẩm thường xuyên;
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế lo âu, căng thẳng quá mức;
  • Tránh ăn nhiều đồ ngọt, đồ dầu mỡ.

Để phòng tránh bệnh vảy nến hiệu quả thì dưỡng ẩm da là điều quan trọng mà bạn cần phải nhớ. Dược sĩ Omi gợi ý cho bạn giải pháp dưỡng ẩm dành riêng cho các bệnh nhân bị vảy nến và viêm da cơ địa. Đó chính là kem dưỡng Hiruserine – sản phẩm dưỡng ẩm đầu tiên tại Việt Nam được bác sĩ khuyên dùng cho những bệnh nhân bị vảy nến, viêm da cơ địa, da nhạy cảm. Thành phần Sulfated Sodium Chondroitin Sulfate trong kem dưỡng Hiruserine có tác dụng chống viêm và thúc đẩy tuần hoàn máu ở da, kích thích các tế bào da tổn thương phục hồi nhanh chóng.

Tác dụng bảo vệ da, dưỡng ẩm vượt trội của Hiruserine dành cho bệnh nhân bị vảy nến, viêm da cơ địa

Trên đây dược sĩ Omi Pharma đã giúp bạn tìm hiểu tổng quan về bệnh vảy nến cũng như cách điều trị bệnh vảy nến hiệu quả.